(vhds.baothanhhoa.vn) - Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Vì vậy, những năm gần đây, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh thực hiện chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời tăng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) liên kết và trình độ của người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gỡ nút thắt trong liên kết và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Vì vậy, những năm gần đây, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh thực hiện chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời tăng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) liên kết và trình độ của người dân.

Thực hiện chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Hiện, mỗi năm toàn tỉnh Thanh Hóa có 16.500 ha mía nguyên liệu, 11.000 ha sắn nguyên liệu, 110 ha cây gai xanh, 4.300 ha lúa giống, 1.500 ha lúa thương phẩm, 280 ha lúa hữu cơ, 2.200 ha cây ngô dày, 1.500 ha khoai tây, 2.000 ha ớt, 1.300 ha ngô ngọt và hàng trăm ha cây rau màu các loại khác được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp, HTX. Thời gian qua, nhiều mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hình thành, giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng - vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm và từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây cũng là tiền đề quan trọng giúp các DN tạo ra vùng nguyên liệu lớn, mở rộng sản xuất, đưa nông sản đến với thị trường trong và ngoài nước. Tỉnh đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước qua việc khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phát triển HTX, xây dựng cánh đồng lớn... đáp ứng yêu cầu thực tiễn đời sống, giúp nông dân hưởng lợi trực tiếp.

Song, thực tế hiện nay, việc liên kết chuỗi giữa HTX với doanh nghiệp, HTX với HTX... vẫn còn nhiều “nút thắt” khiến cho việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản đôi lúc còn bỏ ngỏ. Một trong những “nút thắt” lớn nhất hiện nay trong liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp chính là sự “bội tín”. Sự việc này diễn ra từ cả 2 phía, có khi là từ phía doanh nghiệp, lại có trường hợp xảy ra từ phía người dân. Đơn cử như việc doanh nghiệp thu mua với giá thấp hơn giá đã cam kết trong hợp đồng đối với hợp đồng liên kết cung ứng giống, vật tư trả chậm, bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp chậm thanh toán tiền khiến nhiều người dân không khỏi bức xúc, mất lòng tin về việc liên kết. Về phía người dân, cũng không ít lần bội tín với doanh nghiệp, khi cố tình vi phạm điều khoản trong hợp đồng để bán sản phẩm ra bên ngoài với giá cao.

Thêm một nút thắt nữa cần nói đến là việc thiếu sự tuân thủ về kỹ thuật trong quá trình trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi của người dân, khiến chất lượng sản phẩm đạt thấp, ảnh hưởng đến việc sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp.

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp, đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 807 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó có hàng trăm doanh nghiệp đã và đang đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp, từ lúa, cây thức ăn chăn nuôi đến các loại cây rau màu phục vụ xuất khẩu, chế biến.

Ông Nguyễn Viết Thái - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa cho biết: “Việc hình thành, phát triển được sự liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đã và đang tạo ra bước ngoặt lớn để tỉnh Thanh Hóa phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn nảy sinh một số vấn đề làm ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp và người dân. Do đó, doanh nghiệp và nông dân cần chú trọng hơn trong việc tạo sự liên kết chặt chẽ giữa 2 bên, thông qua việc tuân thủ nghiêm các điều khoản trong hợp đồng nhằm đảm bảo lợi ích của cả 2 bên. Đồng thời, cùng chia sẻ khó khăn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm”.

Hoàng Lan


Hoàng Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]