(vhds.baothanhhoa.vn) - Chuyến ngược biên các huyện vùng cao Mường Lát, Quan Sơn... cho tôi nhiều trải nghiệm. Ở đó, tôi khâm phục những người nông dân chân đất, mình trần đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mô hình kinh tế thoát nghèo; những phụ nữ cần cù chịu khó với bản lĩnh của trụ cột gia đình làm giàu từ đồng vốn Agribank, hay những bạn trẻ thanh niên sau khi tốt nghiệp đại học trở về quê hương áp dụng kiến thức làm giàu...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả đồng vốn Agribank ở vùng cao biên giới

Chuyến ngược biên các huyện vùng cao Mường Lát, Quan Sơn... cho tôi nhiều trải nghiệm. Ở đó, tôi khâm phục những người nông dân chân đất, mình trần đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mô hình kinh tế thoát nghèo; những phụ nữ cần cù chịu khó với bản lĩnh của trụ cột gia đình làm giàu từ đồng vốn Agribank, hay những bạn trẻ thanh niên sau khi tốt nghiệp đại học trở về quê hương áp dụng kiến thức làm giàu...

3 ngày cùng đoàn lãnh đạo, nhân viên Agribank Chi nhánh Thanh Hóa lên các xã vùng cao huyện biên giới chạm những ngày cái nắng “như thiêu như đốt” và vô cùng khắc nghiệt của vùng đất giáp Lào. Dẫu vậy, mặc cho cái nắng, cái nóng cũng như mọi mệt mỏi của chặng đường dài gần 300 km như được xua tan khi chúng tôi bắt gặp nụ cười giòn tan của ông Hoàng Văn Thình, bản Lát xã Tam Chung, huyện Mường Lát khanh khách cười khi thấy chúng tôi chụp hình ông. “Gần 20 năm vay vốn của ngân hàng để nuôi bò rồi! Nhưng quay phim, lên hình thì ngại lắm!” - ông Thình nói.

Chuyện ông Thình vay vốn làm giàu là điển hình của bản Lát, xã Tam Chung. Với số vốn vay từ ngân hàng, ông đầu tư mua bò chăn thả, đào ao thả cá, xây chuồng nuôi nhím... Do đất bản cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt nên ông đầu tư nuôi con bò, con dê là được thôi! Từ cặp bò mẹ con ban đầu, đến nay, chuồng trại của lão luôn duy trì từ 15 đến 30 con. Không dừng lại ở việc nuôi bò, ông Thình nhẩm tính: Nuôi bò, trồng rừng là lâu dài, để lấy ngắn nuôi dài, đảm bảo lương thực, thực phẩm trong gia đình, ông đã tận dụng con suối chạy qua bản để đào ao thả cá, xây chuồng nuôi nhím. Với 2 ao cá rộng hàng trăm mét vuông, 3 chuồng nuôi nhím hàng chục con, mỗi năm cho lão thu nhập lời lãi cả vài chục triệu đồng.

Không chỉ ông Thình là gương điển hình làm giàu từ đồng vốn Agribank, theo ông Hà Văn Thiếu - Chủ tịch UBND xã Tam Chung thì những năm qua, nhờ đồng vốn Agribank Mường Lát đã tạo điều kiện giúp đỡ hàng chục hộ dân trong xã được vay vốn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế. Đây là một trong những cánh tay đắc lực giúp xã hoàn thành các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội.

Mô hình nuôi bò của ông Hoàng Văn Thình, bản Lát, xã Tam Chung, huyện vùng biên Mường Lát.

Quan Sơn hay Mường Lát đều là những huyện biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Thanh Hóa. Không những không thuận lợi như miền xuôi về địa hình, giao thông, dân trí mà trong vấn đề vay vốn áp dụng khoa học kỹ thuật, lựa chọn ngành nghề đầu tư cũng gặp phải không ít những khó khăn. Biểu thị rõ nét nhất cho điều đó chính là tổng dư nợ của hai huyện này vẫn đang thấp nhất trong các huyện thị vùng cao.

Song, nói như ông Trương Ngọc Anh - Phó Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam thì tổng dư nợ thấp không đồng nghĩa với việc tiềm năng phát triển của các huyện vùng cao, vùng giáp biên này cũng thấp, mà do chúng ta chưa biết khai thác hết tiềm năng. Đồng vốn Agribank chưa hướng được hết đến với các đối tượng khách hàng; chưa sâu sát với mục tiêu phát triển kinh tế dựa trên nội lực của các địa phương...

Phải khẳng định, Mường Lát, Quan Sơn... hay những huyện vùng cao khác, còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy, và đồng vốn Agribank hiện vẫn còn chưa tương xứng. Theo ông Anh thời gian tới, cần phát huy hơn nữa trong vấn đề lựa chọn đối tượng khách hàng, ngành nghề để đồng vốn tín dụng phát huy hiệu quả tối đa, góp phần thiết thực trong phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.

Mới đây, Agribank Mường Lát và Agribank Quan Sơn được khai trương, nâng cấp từ Phòng giao dịch lên Chi nhánh loại 2 trực thuộc Agribank Thanh Hóa sẽ là cơ hội lớn để đồng vốn Agribank các huyện vùng cao này phát huy hiệu quả hơn nữa. Từ việc nâng hạn mức đầu tư tín dụng, tăng thêm các dịch vụ, sản phẩm tài chính ngân hàng,... sẽ mở ra cơ hội lớn giúp người dân tiếp cận thuận lợi hơn với các chính sách tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững.

P.V


P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]