(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh, trong những năm qua Như Xuân luôn chú trọng đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện giảm nghèo nhanh, bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Như Xuân

(VH&ĐS) Là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh, trong những năm qua Như Xuân luôn chú trọng đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện giảm nghèo nhanh, bền vững.

Thực hiện Nghị quyết 03 của BCH Đảng bộ huyện về “Tiếp tục đẩy mạnh cải tạo vườn tạp gắn phát triển cây ăn quả”, toàn huyện đã chuyển đổi 157 ha cây hàng năm sang cây lâu năm, đồng thời cải tạo trên 724 ha vườn tạp sang trồng một số cây ăn quả mang lại hiệu quả cao như: chuối, nhãn, vải, cam, bưởi…, từ đó hình thành một số trang trại trồng cây ăn quả với diện tích trên 500 ha, tập trung tại các xã Xuân Hòa, Hóa Quỳ, Bãi Trành…

Chăn nuôi cũng có bước phát triển mới, phát huy và khai thác thế mạnh đồng cỏ tự nhiên. Hiện Như Xuân đã có 160 trang trại tổng hợp, trong đó có 45 trang trại chăn nuôi, đạt quy mô tăng trưởng 16,3% tổng đàn gia súc; gia cầm 208.000 con, tăng 8,9%; trong đó trâu, bò gần 14.000 con; dê 11.525 con; lợn 18.345 con.

Với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh khu vực miền núi để phát triển, hướng tới xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững, việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại huyện Như Xuân thực sự tạo thành “đòn bẩy” về sản xuất nông nghiệp.

Đáng kể nhất là tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức của bà con dân tộc, từ đó thay đổi dần phương thức, tập quán canh tác lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ, ý thức tự thoát nghèo vươn lên làm giàu. Hội Nông dân huyện phối hợp với các cấp, ngành đoàn thể triển khai cho 2 xã vay vốn theo dự án chăn nuôi bò sinh sản tại thôn Hùng Tiến (Xuân Bình), Phú Lễ (Yên Lễ) với số tiền 800 triệu đồng để sinh kế, nâng tổng dư nợ 6 tháng đầu năm là trên 90 tỷ đồng/117 tổ vay, với 4.402 thành viên vay vốn.

Cánh đồng cam cho năng suất cao của gia đình anh Nguyễn Anh Xuân, thôn 8, xã Xuân Hòa.

Tại vùng 6 Thanh, tập trung chủ yếu tại xã Thanh Quân, Thanh Phong, Thanh Sơn… Trung tâm Khuyến nông huyện đã xây dựng 2 mô hình khuyến nông, 1 mô hình nông thôn mới, khôi phục và phát triển chăn nuôi con đặc sản (vịt bầu, lợn cỏ, gà sinh sản…) đang phát huy hiệu quả tích cực. Thông qua các mô hình, trang trại trồng trọt, chăn nuôi, tỉ lệ hộ đạt gia đình nông dân SXKD giỏi không ngừng tăng, đến nay huyện có trên 2.938 hộ đăng ký.

Từ chỗ sản xuất nông nghiệp còn thô sơ, chưa mang lại hiệu quả, tự cung, tự cấp còn phổ biến, thì nay nhờ thay đổi tư duy, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tăng cường thâm canh, tăng năng suất nên giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đã tăng 9,5% so với cùng kỳ, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 37%, nâng tổng thu nhập bình quân đầu người lên 17,2 triệu đồng/ người/ năm trong năm 2015.

Xuân Hòa là xã điển hình trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo được nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân của xã đạt trên 20 triệu đồng/ người/ năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng tăng lên. Có được thành quả như ngày hôm nay, trước hết là sự thay đổi trong nhận thức, tập quán canh tác của người dân thông qua việc chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, cải tạo vườn tạp và phát triển quy mô kinh tế trang trại.

Gia đình anh Nguyễn Anh Xuân, ở thôn 8, trong mấy năm trở lại đây đã mạnh dạn loại bỏ một số cây trồng kém hiệu quả chuyển sang trồng cam. Hiện gia đình có 10 ha diện tích trồng cam, hàng năm cho thu nhập trên 400 triệu đồng, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động trong vùng.

Bà Lô Thị Diễn - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Như Xuân, chia sẻ: “Thời gian tới, huyện tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, coi đó là nhiệm vụ chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế của địa phương, hướng đến giảm nghèo bền vững, trong đó tập trung mở rộng, cải tạo diện tích đất đai bạc màu, phong hóa, thực hiện tốt quy trình chuyển giao KHKT trong chăm sóc, thâm canh các loại cây trồng, đưa vào sản xuất những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sản xuất cho bà con nông dân…”.

Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]