(vhds.baothanhhoa.vn) - Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Cống Lê Trọng Hùng khẳng định: “Đóng góp của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN), ngành nghề truyền thống là hết sức đáng kể trong sự phát triển KT-XH của địa phương. Để khôi phục, gìn giữ và phát huy hiệu quả của các làng nghề, làng nghề truyền thống không thể không nhắc tới vai trò đóng góp từ nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hồi sinh làng nghề nhờ vốn tín dụng chính sách

Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Cống Lê Trọng Hùng khẳng định: “Đóng góp của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN), ngành nghề truyền thống là hết sức đáng kể trong sự phát triển KT-XH của địa phương. Để khôi phục, gìn giữ và phát huy hiệu quả của các làng nghề, làng nghề truyền thống không thể không nhắc tới vai trò đóng góp từ nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH”.

Nông Cống từ lâu được xem là một trong những huyện có sự đa dạng các ngành nghề TTCN, ngành nghề truyền thống... Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Trọng Hùng thì Đảng bộ, chính quyền huyện Nông Cống luôn quan tâm, chú trọng về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các ngành nghề TTCN, các làng nghề truyền thống; là một trong những nội dung quan trọng được đưa vào nội dung Nghị quyết thườngniên... Tuy nhiên, là huyện còn nhiều khó khăn, dẫn đến cái khó về cơ chế hỗ trợ thực tiễn là nguồn vốn vẫn chưa có lời giải. Ngoài vấn đề tạo điều kiện về thủ tục hành chính, để cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển làng nghề đáp ứng yêu cầu thực tiễn thì việc NHCSXH chi nhánh huyện Nông Công cùng lúc triển khai nhiều chương trình tín dụng chính sách cho vay hộ nghèo, cận nghèo, vay nước sạch và VSMT... đã góp phần to lớn giải quyết bài toán nan giải của huyện.

Hiện tại huyện Nông Cống có 29/33 xã, thị trấn có ngành nghề TTCN, trong đó có 7 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống, hằng năm giải quyết cho hơn 10 nghìn lao động địa phương, với mức thu nhập bình quân từ 2,5 - 4 triệu đồng/tháng. Trong đó, điển hình như làng nghề nón lá (xã Trường Giang), làng nghề chiếu cói (Ngọc Lẫm, Kén Thôn), mộc (Thăng Thọ), miến (Thăng Long), Hương bài (Vạn Thắng), đan lát (Tân Thọ)...

Theo ông Lê Văn Tuyên - Phó Giám đốc NHCSXH huyện Nông Cống cho biết: Tính đến ngày 31/12/2017 doanh số cho vay thông qua ủy thác đến đạt 127.977 triệu đồng, trong đó Hội Nông dân 60.938 triệu đồng, Hội Phụ nữ 54.389 triệu đồng, Hội Cựu chiến binh 8.853 triệu đồng, Đoàn Thanh niên 3.797 triệu đồng. Đến 31/12/2017 tổng dư nợ các chương trình tín dụng thông qua ủy thác các hội đoàn thể là 381.337 triệu đồng, tăng 20.357 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng (+ 6,20%) hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch, với 396 Tổ TK&VV và 12.237 hộ đang vay vốn, với bình quân 31 tổ viên/Tổ. Trong đó, NHCSXH đang cùng lúc triển khai nhiều chương trình vay vốn ưu đãi như cho sản xuất, vay hộ nghèo, cận nghèo, vay nước sạch và VSMT... góp phần vào chủ trương khôi phục, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững.

Nhiều hộ dân làm miến gạo Thăng Long nhờ nguồn vốn vay NHCSXH đã đầu tư dây chuyền làm miến vươn lên thoát nghèo bền vững.

Làng nghề miến gạo xã Thăng Long là một ví dụ. Hiện làng nghề có 56 hộ sản xuất kinh doanh ngành nghề làm miến gạo truyền thống. Song, theo bà Đào Thị Bích Thủy - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thăng Long thì có tới 55 hộ từng là khách hàng của NHCSXH, 23 hộ vươn lên thoát nghèo bền vững, 27 hộ hiện đang vay vốn phát triển sản xuất đầu tư, phát triển làng nghề.

Hộ gia đình bà Lê Bá Phiệt (SN 1963) là một trong những hộ điển hình vươn lên thoát nghèo nhờ vốn vay NHCSXH của thôn, xã. Theo bà Phiệt, nhờ vốn vay 30 triệu đồng (năm 2012) gia đình bà đã có thêm nguồn vốn đóng góp vào mua dây truyền đầu tư ngành nghề miến gạo. Từ một hộ nghèo “truyền thống” của xã đến nay, gia đình bà Phiệt đã thoát nghèo bền vững, là hộ điển hình làm giàu của xã, với mức thu nhập bình quân hơn 100 triệu đồng/ năm (đã trừ mọi chi phí).

Ông Trương Hữu Hoa - Chủ nhiệm HTX làng nghề miến gạo Thăng Long nhận định: Nhiều năm qua vốn vay NHCSXH đã góp phần to lớn trong việc khôi phục, giữ gìn và nay là phát huy giá trị làng nghề miến gạo trong công tác xóa đói, giảm nghèo của địa phương. Kể từ những ngày đầu, bài toán để phát triển làng nghề luôn là bài toán khó về nguồn vốn. Có cơ chế, chính sách khuyến khích của huyện, song thực tiễn về vốn thì còn hạn chế! Để làng nghề phát triển đòi hỏi người dân phải có một nguồn vốn đầu tư đáng kể, như dây chuyền, máy móc, nguồn nguyên liệu;mỗi hộ để có thể sản xuất, kinh doanh miến gạo phải có số vốn ban đầu trên 100 triệu đồng... Nhờ nguồn vốn vay NHCSXH cùng sự huy động từ nhiều nguồn vốn khác, đến nay làng nghề đã có 55 hộ dân mạnh dạn vay vốn mua sắm máy móc, dây chuyền và dễ dàng tiếp cận với ngành nghề sản xuất miến gạo, đem lại thu nhập cao.

Cũng theo ông Hoa, khi làng nghề miến gạo phát triển, nhiều hộ tham gia sản xuất, kinh doanh,sức ép vấn đề môi trường đòi hỏi phải có hướng xử lý bức thiết. Cũng nhờ nguồn vốn vay nước sạch và VSMT nhiều hộ đã đầu tư vào các quy trình xử lý nước thải, môi trường tại hộ gia đình, góp phần đảm bảo vấn đề môi trường tại làng nghề.

Ông Lê Trọng Hùng - Phó Chủ tịch huyện Nông Cống cho rằng: “Không chỉ làng miến gạo Thăng Long mà nhiều làng nghề, ngành nghề TTCN trên địa bàn huyện Nông Cống đã và đang nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các nguồn vốn vay tín dụng chính sách. Với vốn vay tín dụng đã góp phần khôi phục, “hồi sinh” các làng nghề, làng nghề truyền thống. Từ đó, góp phần vào chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới; chương trình xóa đói, giảm nghèo; các chương trình an sinh xã hội... góp phần vào thắng lợi chung trong phát triển KT-XH".

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]