(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Cùng với khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua các cấp, các ngành trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp. Nhờ đó Thanh Hóa đã và đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khơi thông dòng tiền cho đầu tư phát triển

(VH&ĐS) Cùng với khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua các cấp, các ngành trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp. Nhờ đó Thanh Hóa đã và đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng và Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộcký cam kết về tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. (Ảnh: Hoàng Lan)

Điểm nhấn trong đầu tư

Nằm trong định hướng chung của cả nước, phương châm thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh là đa phương hóa, đa dạng các quan hệ hợp tác. Trong thời gian qua Thanh Hóa đã thu hút được vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau. Việc cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện cơ chế ưu đãi về đất cùng với nhiều ưu đãi khác theo quy định của Trung ương và tỉnh quy định cho từng dự án, đối tác, các nhà đầu tư chiến lược. Theo đó tỉnh và các ngành chức năng đã từng bước đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, thu hút, kêu gọi tập trung, trọng điểm. Bên cạnh đó, tỉnh đã xây dựng và ban hành một số chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư như: Chính sách hỗ trợ và ưu tiên đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh; điều chỉnh giá thuê đất; hỗ trợ các doanh nghiệp trong triển khai ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất kinh doanh; hỗ trợ về vốn tín dụng...

Từ cách làm trên, hoạt động thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã đạt được những thành công nổi bật. Năm 2016 Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương cho 199 dự án (trong đó có 11 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 27.745 tỷ đồng và 155 triệu USD, so với cùng kỳ tăng 84 dự án và gấp 2,2 lần vốn đăng ký. Trong đó có một số dự án quy mô lớn như: Dây chuyền 2 xi măng Long Sơn; quần thể du lịch cao cấp Bến En; sản xuất máy kéo hạng trung; tái chế chất thải tại KKT Nghi Sơn; xử lý rác thải sinh hoạt TP Thanh Hóa...

Trong năm, huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn cũng đạt được những kết quả khả quan với 125.100 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch và tăng 11% so với cùng kỳ. Đặc biệt, trong năm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một số dự án lớn như: Dây chuyền 1 xi măng Long Sơn; đại lộ Nam sông Mã; Quốc lộ 217; khu Hàng không dân dụng Cảng Hàng không Thọ Xuân... Đồng thời, khởi công một số dự án lớn như: Trung tâm Thương mại Vincom và Trụ sở làm việc của Thành ủy, HĐND, UBND TP Thanh Hóa; khu đô thị Sao Mai (huyện Triệu Sơn)... Bên cạnh đó, tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ đạt khá so với kế hoạch và cùng kỳ, giá trị khối lượng thực hiện ước đạt 4.570 tỷ đồng, giá trị giải ngân ước đạt 4.935 tỷ đồng. Đồng thời đang khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư để chuẩn bị triển khai một số dự án lớn khác.

Lễ khởi công Khu đô thị cao cấp Sao Mai Triệu Sơn - Thanh Hóa.

Điểm đến của nhiều tập đoàn kinh tế lớn

Với phương châm “đồng hành cùng doanh nghiệp”, tỉnh đã hỗ trợ, tư vấn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Quy trình thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư kinh doanh ngày càng đơn giản hóa, rõ ràng, công khai, minh bạch. Từ đó đã có rất nhiều nhà đầu từ có tiềm lực đến Thanh Hóa với mong muốn được đầu tư làm ăn lâu dài tại tỉnh. Điều này đã tạo thuận lợi cho Thanh Hóa trong việc lựa chọn các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, có tâm huyết và muốn được gắn bó, đầu tư lâu dài trên địa bàn tỉnh. Thanh Hóa ngày càng khẳng định sức hút trên thị trường đầu tư khi trở thành lựa chọn của nhiều nhà đầu tư lớn, có thương hiệu như Tập đoàn Vingroup, Vincom, Sun Group, Vinamilk, TH, FLC... để triển khai các dự án có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh.

Một góc Công ty Xi măng Long Sơn, P. Đông Sơn, TX Bỉm Sơn. (Ảnh: Xuân Vũ)

Đạt được kết quả trên là bởi Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và cạnh tranh bình đẳng. Đổi mới quy trình giải quyết các thủ tục đầu tư theo hướng minh bạch và thuận lợi hơn cho nhà đầu tư, đã rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thông qua tổ chức các hội nghị, hội thảo; xác định địa bàn trọng điểm, nhà đầu tư chiến lược, dự án động lực để tập trung thu hút; có cơ chế, chính sách, chỉ đạo, điều hành cụ thể đối với từng dự án. Quyết liệt chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi các dự án “treo” tạo quỹ đất “sạch” cho nhà đầu tư; thường xuyên đối thoại, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp thông qua việc tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư với phương châm “Hiệu quả của doanh nghiệp là sự thành công của tỉnh” để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Từ việc làm thiết thực và cụ thể này đã củng cố niềm tin của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn đang đầu tư trên địa bàn tỉnh, tạo hiệu ứng tích cực thu hút được nhiều nhà đầu tư mới, góp phần quan trọng hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội, phục vụ cho nhu cầu phát triển và tạo nên một diện mạo mới cho tỉnh.

Nham Hoàng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]