(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo thống kê của Chi cục Thú y trên địa bàn tỉnh hiện có 2.473 cơ sở giết mổ, trong đó có 2 cơ sở giết mổ lợn sữa xuất khẩu, 30 cơ sở giết mổ tập trung và 2.441 điểm giết mổ nhỏ lẻ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lãng phí tiền tỷ từ những cơ sở giết mổ tập trung

Theo thống kê của Chi cục Thú y trên địa bàn tỉnh hiện có 2.473 cơ sở giết mổ, trong đó có 2 cơ sở giết mổ lợn sữa xuất khẩu, 30 cơ sở giết mổ tập trung và 2.441 điểm giết mổ nhỏ lẻ.

Các cơ sở giết mổ tập trung hiện đều mới được đầu tư, xây dựng lại, đáp ứng quy chuẩn về quy trình giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y và ATTP. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong khi hiện nay đa số các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đang rất sôi động thì nhiều cơ sở giết mổ tập trung lại hoạt động khá "lay lắt"?

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi đã tìm đến lò giết mổ tập trung của gia đình ông Vũ Tiến Ngân (phố Thị Xuân, P.Quảng Tiến, TP Sầm Sơn). Trao đổi với chúng tôi, ông Ngân, cho biết: Năm 2003, được sự đồng ý của chính quyền, ông Ngân đầu tư 1,1 tỉ đồng đền bù đất đai cho người dân, làm đường và xây khu giết mổ tập trung rộng 2.000 m2 với quy mô 50 - 70 con lợn/ngày. Năm 2004 cơ sở đi vào hoạt động được 6 tháng rồi phải đóng cửa do càng làm càng lỗ, bởi người dân mang gia súc, gia cầm đến lò mổ vì phải trả phí dịch vụ nên dần dà số gia súc, gia cầm đến giết mổ ngày càng ít đi, bình quân 1 đêm mổ trên dưới 10 con, ngay cả trong dịp tết cũng chỉ mổ được 14-15 con/đêm. Như vậy tính ra chưa đủ chi phí chúng tôi bỏ ra...

Cơ sở giết mổ của gia đình ông Vũ Tiến Ngân (phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn), mặc dù được đầu tư quy mô lớn nhưng vẫn rơi vào cảnh đìu hiu.

Chưa dừng lại ở đó, với hi vọng sẽ sớm khôi phục lại lò mổ của mình nên năm 2013, UBND TX Sầm Sơn kêu gọi ôngđầu tư nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc theo dự án của Bộ NN&PTNT và cam kết sẽ yêu cầu các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ mang lợn đến giết mổ tại cơ sở của ông. Một lần nữa, ông mạnh dạn vay mượn 500 triệu đồng để nâng cấp khu lò mổ cùng với 600 triệu đồng của dự án. Từ khi được nâng cấp xong đến nay, lò mổ này vẫn bị bỏ không do không thu hút được người dân đến.

Cũng rơi vào tình trạng tương tự, cơ sở giết mổ tập trung tại xã Định Long (Yên Định), do UBND xã Định Long làm chủ đầu tư được xây dựng năm 2015, với công suất thiết kế giết mổ 50 con lợn/ ngày, trâu bò 10-20 con, gia cầm 200 con phục vụ cho người dân trên địa bàn xã và các xã lân cận. Mục tiêu của lò giết mổ tập trung là đảm bảo và kiểm soát được chất lượng thực phẩm ở khâu cuối cùng là giết mổ cho người dân. Thế nhưng, ngược lại với mong muốn thì lò giết mổ không thu hút được các chủ kinh doanh, buôn bán gia súc, gia cầm vào giết mổ tập trung. Chính vì hoạt động không hiệu quả, cơ sở vật chất ở đây theo thời gian cũng bị xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí nguồn ngân sách Nhà nước.

Cũng trong tình trạng tương tự. Nhiều cơ sở giết mổ tập trung khác cũng chỉ thu hút được khoảng 30-50% đầu con theo công suất thiết kế.

Trong tổng số 2.005/2.473 cơ sở giết mổ được đánh giá xếp loại năm 2017, chỉ có 23 cơ sở được xếp loại A, 1.257 cơ sở xếp loại B, cơ sở xếp loại C là 725 và vẫn còn 468 cơ sở chưa được đánh giá xếp loại. Năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành quyết định quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đến năm 2020 với tổng vốn hơn 974 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 314 tỉ đồng, còn lại là vốn của doanh nghiệp nhằm chuyển đổi 2.836 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, tự phát thành 100 cơ sở giết mổ tập trung. Tuy nhiên, đến năm nay, đề án đó vẫn chưa khả thi do không kêu gọi được nhà đầu tư. Vì trên thực tế, các lò mổ được đầu tư trước đó đang bị bỏ hoang, gây lãng phí cho người dân và doanh nghiệp.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Cường - Trưởng phòng Kiểm dịch động vật và thú y cộng đồng, Chi cục Thú y, cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng chủ yếu là CSGM nhỏ lẻ phát triển tràn lan. Trong khi đó, sự vào cuộc của các cấp chính quyền cơ sở thiếu quyết liệt; các chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động giết mổ, kinh doanh vận chuyển GSGC chưa đồng bộ, chưa tạo sự thông thoáng, thuận lợi cho các CSGM tập trung hoạt động hiệu quả. Theo quan điểm của ngành thú y, hoạt động của các CSGM tập trung chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương các cấp. Thế nhưng, tại nhiều địa phương, công tác tuyên truyền, vận động người dân đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tại các CSGM tập trung hiện đang phó mặc cho ngành.

Cũng theo ông Cường, về lâu dài cần có giải pháp củng cố và xây dựng lại lò mổ tập trung quy mô lớn để thu hút hết các hộ kinh doanh, giết mổ trên địa bàn vào hoạt động, có cơ sở ngăn chặn hộ kinh doanh tự do, tự phát. Về giải pháp trước mắt là rà soát lại hoạt động lò mổ, phí kiểm soát giết mổ, kiểm soát vệ sinh thú y... Cùng với đó, cần có giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát quản lý với số gia súc giết mổ kinh doanh chưa qua kiểm dịch đưa đến kinh doanh trên địa bàn đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh và an toàn thực phẩm. Tuyên truyền để người dân nhận thức đầy đủ về thực phẩm bày bán, nhận biết dấu kiểm soát chất lượng để mua thực phẩm đã qua kiểm dịch. Đối với khu vực lò mổ phải có giải pháp khắc phục tình trạng vệ sinh môi trường, dụng cụ phục vụ giết mổ đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tiếp tục củng cố mạng lưới thú y cơ sở tăng cường quản lý giết mổ, vệ sinh thú y tại gốc, từng bước đưa hoạt động quản lý giết mổ đi đúng quỹ đạo, góp phần đảm bảo an toàn VSTP.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]