(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thực hiện mục tiêu phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từ năm 2014 đến nay nhiều địa phương trên địa bàn Thanh Hóa đã chủ động tìm và liên kết với các doanh nghiệp cùng tham gia trong quá trình sản xuất, bao tiêu sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị thu nhập gấp nhiều lần so với trước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Liên kết theo chuỗi để tái cơ cấu ngành nông nghiệp

(VH&ĐS) Thực hiện mục tiêu phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từ năm 2014 đến nay nhiều địa phương trên địa bàn Thanh Hóa đã chủ động tìm và liên kết với các doanh nghiệp cùng tham gia trong quá trình sản xuất, bao tiêu sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị thu nhập gấp nhiều lần so với trước.

Đã có nhiều mô hình hiệu quả

Ông Lê Huy Cường - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hoằng Hóa cho biết, đến nay Hoằng Hóa đã xây dựng được hàng chục mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và bà con nông dân như: Mô hình sản xuất lúa giống, ngô giống, ớt xuất khẩu, dưa bao tử, ngô ngọt, mô hình chăn nuôi lợn, gia cầm... và gần đây là mô hình trồng khoai tây. Trong số các mô hình liên kết trên, có nhiều mô hình đem lại hiệu quả và có tính bền vững như mô hình sản xuất lúa gống ở xã Hoằng Quỳ, mô hình sản xuất ngô giống ở xã Hoằng Trung, mô hình trồng ớt xuất khẩu ở xã Hoằng Ngọc, Hoằng Trạch, Hoằng Đồng... Riêng mô hình trồng khoai tây, tuy mới được doanh nghiệp hợp đồng với bà con đến nay được 2 năm song, so với các mô hình khác, mô hình trồng khoai tây hiện đang cho thu nhập cao nênđã thu hút 25 xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia với diện tích 40 ha.

Xã Hoằng Trung là địa phương có truyền thống thâm canh trồng ngô giống, Giám đốc Hợp tác xã - ông Đỗ Hùng Sơn cho biết: So với các loại cây trồng khác như ngô thương phẩm, lúa, lạc..., giá trị thu nhậpmỗi sào ngô giống sau khi trừ chi phí, người dân thu về từ 2,5 triệu - 3 triệu đồng. Chính vì thu nhập cao và có đơn vị đứng ra bao tiêu sản phẩm là Viện ngô giống Trung ương nên diện tích ngô giống của Hoằng Trung luôn duy trì ổn định là 28 ha. Ngoài trồng ngô giống cho Viện Ngô Trung ương, vụ đông xuân 2015 - 2016, Hoằng Trung đã ký với Công ty Cổ phần Quốc tế An Việt trồng khoai tây với diện tích 5 ha. Tuy khoai tây mới đưa vào thử nghiệm nhưng đã khẳng định được ưu thế của loại cây này. Vì vậy, vụ đông xuân 2016 - 2017, diện tích trồng khoai đã nâng lên 15 ha, với giá trị thu nhập sau khi trừ chi phí, người dân thu về 2 triệu/sào.

Được đánh giá là địa phương đi đầu trong kỹ thuật thâm canh lúa giống của huyện Hoằng Hóa, xã Hoằng Quỳ hiện có diện tích trồng lúa giống lên đến 116 ha/300ha đất lúa của toàn xã. Phó Chủ tịch UBND xã -ông Lê Văn Phượng cho biết: Hiện xã đanghợp đồng với 3 công ty giống: Công ty Giống Hải Phòng, Công ty Giống Hải Dương và Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóatrong việccung ứng các giống lúa thuần, lúa lai F1. Tham gia liên kết với các công ty giốnglà HTX Phúc Tiến, HTX Đông Khê và HTX Quỳ Chử. Riêng HTX Quỳ Chử, diện tích liên kết lên đến 50 ha. Cũng theo ông Phượng, việc liên kết trồng và cung ứng lúa giống F1 cho các công ty giống đã nâng giá trị thu nhập trên ha lúa giống lên 110 - 120 triệu đồng/ha/năm. Vì vậy, sau khi trừ chi phí lợi nhuận thu về mỗi ha lúa giống khoảng 25 - 26 triệu đồng, cao gấp 4 - 5 lần so với cấy lúa thương phẩm.

Ngày càng nhiều mô hình có hiệu quả cao được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp (ảnh: Thúy Hòa)

Đến thời điểm này, huyện Yên Định đã xây dựng được nhiều mô hình liên kết theo chuỗi như mô hình sản xuất lúa giống, ngô giống, ớt xuất khẩu, chăn nuôi... với hàng chục doanh nghiệp tham gia. Theo Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện - ông Nguyễn Đăng Ngọc: Việc doanh nghiệp hợp đồng với bà con HTX trong quá trình sản xuất không chỉ giúp người nông dân giải bài toán đầu ra cho sản phẩm sau thu hoạch mà còn nâng cao giá trị thu nhập trên ha đất cạnh tác. Hiệu quả từ mô hình liên kết đã giúp Yên Định mở rộng diện tích trồng ngô giống lên 300 ha, lúa giống lên 1.500 ha và ớt 1.000 ha. Trong các mô hình liên kết, mô hình trồng ớt hiện đươc đánh giá đạt hiệu quả cao nhất với giá trị thu nhập từ 600 - 700 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng khác. Chính vì thu nhập cao, đầu ra ổn định nên cây ớt được bà con 27 xã/29 xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia trồng với diện tích 1.000 ha.

Ngoài liên kết những loại cây trồng trên, vụ đông xuân 2016 - 2017, huyện Yên Định cũng đã liên kết với Công ty CP Quốc tế An Việt đưa cây khoai tây vào trồng thử nghiệm tại xã Định Long và Định Bình với diện tích 2 ha, năng suất đạt 9 tạ/sào, trừ chi phí, người dân thu lãi 3 triệu/sào.

Cần khuyến khích

Hiệu quả từ các mô hình đã chứng minh liên kết theo chuỗi là hướng đi hiệu quả, bền vững trong phát triển nông nghiệp. Bởi vậy, để kích cầu phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trồng trọt. Nhờ đó, trong năm 2016, toàn tỉnh đã thực hiện được 42 mô hình liên kết sản xuất với tổng diện tích các loại cây trồng 11.850,6 ha. Tuy nhiên, trong số những mô hình liên kết sản xuất đã và đang thực hiện, số mô hình có quy mô lớn như mô hình sản xuất khoai tây và mô hình sản xuất lúa giống rất ít, chủ yếu là các mô hình liên kết ở quy mô nhỏ lẻ nên thiếu tính bền vững.

Bởi vậy, để phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian tới tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tưvàosản xuất nông nghiệp. Đồng thời, có chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất đểngười dân, doanh nghiệp có điều kiện đầu tư sản xuất quy mô lớn. Trên cơ sở đó tạo ra sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Minh Xuyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]