(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Theo quy định, những HTX thành lập trước ngày Luật HTX năm 2012 có hiệu lực thi hành (01/7/2013) mà tổ chức và hoạt động không phù hợp với quy định của Luật HTX thì phải đăng ký lại hoặc chuyển sang loại hình tổ chức khác trong thời hạn 36 tháng, tức là đến hết ngày 01/7/2016. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, trong số các HTX dịch vụ nông nghiệp, nhiều địa phương vẫn tỏ ra lúng túng, ngay cả với các xã đã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trong năm 2016.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lúng túng trong xây dựng mô hình HTX kiểu mới

(VH&ĐS) Theo quy định, những HTX thành lập trước ngày Luật HTX năm 2012 có hiệu lực thi hành (01/7/2013) mà tổ chức và hoạt động không phù hợp với quy định của Luật HTX thì phải đăng ký lại hoặc chuyển sang loại hình tổ chức khác trong thời hạn 36 tháng, tức là đến hết ngày 01/7/2016. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, trong số các HTX dịch vụ nông nghiệp, nhiều địa phương vẫn tỏ ra lúng túng, ngay cả với các xã đã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trong năm 2016.

Lợi thì có lợi...

Thực tế cho thấy, phần lớn hoạt động của các HTX hiện nay mới chỉ cung cấp được các dịch vụ đầu vào cơ bản cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó mà quy mô của HTX còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý yếu. Đặc biệt, chất lượng, hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của các HTX còn thấp, chỉ một tỉ lệ nhỏ làm ăn có hiệu quả, còn lại là cầm chừng, bị động. Điều đó đã không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo xu hướng hàng hóa như hiện nay và lại càng khó cạnh tranh được với các công ty, các nhà phân phối lớn đang ngày càng “mọc” lên đông đảo.

Trước thực trạng đó, yêu cầu chuyển đổi mô hình HTX thành mô hình HTX kiểu mới theo Luật HTX sửa đổi năm 2012 là hết sức cần thiết. Điều này không chỉ khắc phục được tình trạng các HTX hoạt động đơn lẻ như hiện nay mà còn tạo ra sự liên kết chặt chẽ hơn để tiếp cận các chính sách và giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình hoạt động.

Đặc biệt, ngoài dịch vụ giống và phân bón như trước đây, mô hình HTX kiểu mới sẽ có sự đầu tư về máy móc, kỹ thuật, vốn, khoa học – kỹ thuật và tìm kiếm đối tác để bao tiêu sản phẩm cũng như việc hoạch định, xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với từng thời điểm. Với mô hình HTX kiểu mới, câu chuyện liên kết giữa 4 nhà (nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) sẽ không còn là vấn đề nan giải, ngược lại sẽ có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên để tạo ra lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

Mô hình sản xuất rau theo quy trình VietGap của HTXDVNN Hoằng Hợp.

...Nhưng còn quá nhiều khó khăn

Sau khi Luật HTX năm 2012 được sửa đổi, hầu hết các địa phương đều bày tỏ sự lạc quan, tin tưởng, coi đó là bước ngoặc để tạo đà cho nông nghiệp của tỉnh phát triển. Và thực tế đã có không ít địa phương đi vào chuyển đổi để phù hợp hơn với điều luật quy định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có nhiều địa phương cho đến nay vẫn “dậm chân tại chỗ”, dù đã qua thời hạn 36 tháng kể từ khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực thi hành.

Qua tìm hiểu được biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ chuyển đổi mô hình HTX. Tại xã Hoằng Quý (Hoằng Hóa), mặc dù được huyện bổ sung vào danh sách các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm 2016 do đã có sự “bứt phá” ở một số tiêu chí khó. Nhưng riêng tiêu chí số 13 về Hình thức tổ chức sản xuất, trong đó trọng tâm là xây dựng mô hình HTX kiểu mới, xã cũng chưa thể làm được.

Giải thích về điều đó, Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn Thắm cho biết: “Hiện trạng sản xuất nông nghiệp của địa phương phần nhiều vẫn là tự cung tự cấp, rất ít khi thông qua các dịch vụ của HTX. Mặt khác ngay trên địa bàn xã có Nhà máy Phân bón Tiến Nông và các dịch vụ cho thuê máy gặt, máy cày, máy cấy… với giá cả vừa phải, rất thuận tiện cho người nông dân lựa chọn. Đây cũng là lí do khiến cho nhiều hội viên dù có vốn cũng không dám bỏ tiền ra để cổ phần hóa HTX. Đó còn chưa kể thị trường nông nghiệp luôn bấp bênh, ngay cả có cho lợi nhuận thì việc thu hồi vốn cũng rất chậm”.

Thực tế tại xã Quảng Định (Quảng Xương) cũng cho thấy có những khó khăn tương tự. “Xã có nhiều người vừa đi làm công nhân vừa tranh thủ làm ruộng và họ hầu hết tự cày cấy, gặt hái chứ rất ít khi thuê đến máy nông nghiệp. Mặt khác, diện tích đất nông nghiệp của xã chủ yếu là đồng chiêm trũng nên gặp rất nhiều bất lợi trong việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Vì vậy, để đạt được tiêu chí số 13 trong xây dựng NTM, trước mắt, xã đã ký hợp đồng với một số công ty kinh doanh nông sản. Đây cũng là sự chuẩn bị để địa phương tiến tới xây dựng mô hình HTX kiểu mới được thuận lợi” - Chủ tịch UBND xã Quảng Định Phạm Văn Khá cho biết.

Đáng nói là, không riêng gì các địa phương chưa chuyển đổi mô hình HTX mà ngay cả với những xã đã tiến hành chuyển đổi thì hiệu quả cũng chưa thật sự rõ rệt. Nếu đem so theo Luật HTX năm 2012 thì toàn tỉnh chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay số HTX được cho là “kiểu mới” thực sự. Còn nếu cứ cố gắng chuyển đổi trong khi chưa tìm được những nhà quản lý có năng lực thì e là sẽ còn lặp lại câu chuyện về “bình mới rượu cũ” mà thôi.

Mai Vui



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]