(vhds.baothanhhoa.vn) - Là vùng đất giàu truyền thống, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, Thọ Xuân được tạo hóa ban tặng nhiều tài nguyên thiên nhiên, sản vật... phong phú, đa dạng. Đây thực sự là “mảnh đất vàng” để các nhà đầu tư tìm đến.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Mảnh đất vàng” thu hút các nhà đầu tư

Là vùng đất giàu truyền thống, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, Thọ Xuân được tạo hóa ban tặng nhiều tài nguyên thiên nhiên, sản vật... phong phú, đa dạng. Đây thực sự là “mảnh đất vàng” để các nhà đầu tư tìm đến.

Nhắc đến vùng đất Thọ Xuân, người ta thường nhắc đến những giá trị văn hóa truyền thống cách mạng, là nơi có vị trí địa lý quan trọng của tỉnh Thanh Hóa. Thế nên, không phải ngẫu nhiên, Thọ Xuân có nhiều tiềm năng, lợi thế to lớn trong phát triển du lịch, kinh tế - xã hội. Trước hết phải kể đến tiềm năng du lịch to lớn, hiện Thọ Xuân có hơn 200 di tích lớn nhỏ, trong đó có 5 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 2 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt khu di tích Lam Kinh và đền thờ Lê Hoàn; 38 di tích xếp hạng cấp tỉnh và 2 danh lam thắng cảnh... cùng nhiều sản vật, địa danh, nhân vật nổi tiếng khác. Thời gian qua, bên cạnh công tác quảng bá, đẩy mạnh tuyên truyền, du lịch Thọ Xuân đang phát huy tốt tiềm năng vốn có. Thông qua các chương trình lễ hội, di tích, danh lam thắng cảnh... du khách gần xa biết đến vùng đất này nhiều hơn.

Bên cạnh đó, bằng những chính sách hợp lý, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân đang nắm bắt lợi thế để phát huy tốt tiềm năng du lịch. Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông từng bước hoàn thiện, công tác trùng tu, tôn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh, khôi phục và phát huy các di tích phi vật thể (trò diễn dân gian, lễ hội, nghề truyền thống...) triển khai sâu rộng trên địa bàn huyện.

Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư, Thọ Xuân có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn thuận lợi để phát triển du lịch, điều kiện cảnh quan sinh thái thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, thể thao, giải trí, gắn với đồi núi, sông nước...Với lợi thế sông ngòi, đồi núi, Thọ Xuân được tạo hóa ban tặng nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú. Trong đó phải kể đến tài nguyên cát (toàn huyện có 9 bãi, mỏ khai thác cát, sỏi); đá vôi, đá xây dựng tại các xã Thọ Lâm, Xuân Phú, Xuân Thắng, Xuân Châu...

Những năm qua, huyện đã tích cực triển khai các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư với nhiều dự án lớn, nông nghiệp, công nghệ cao. Theo khảo sát hiện tại Thọ Xuân được quy hoạch 1 khu công nghiệp, 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 5 cụm công nghiệp. Nhờ việc thực hiện tốt quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư. Đến nay, huyện thu hút trên 30 dự án đầu tư, tập trung các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ... với tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.

Khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng.

Ông Lý Minh Sỹ - Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân chia sẻ, thời gian qua nhiều dự án có quy mô được đầu tư lớn, như: Dự án khu nghĩa trang huyện Thọ Xuân, tại xã Xuân Thắng của Tổng Công ty CP Hợp Lực (291,3 tỷ đồng); Nhà máy May xuất khẩu xã Thọ Nguyên của Công ty CP Quốc tế Swinmax (vốn đầu tư 150 tỷ đồng); Nhà máy May Thọ Xuân Corporation II tại xã Thọ Lộc của Công ty Seyang Corportion (vốn đầu tư 106,6 tỷ đồng)... Đặc biệt, khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng được quy hoạch mang theo hi vọng trở thành điểm nhấn trong bức tranh kinh tế của huyện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng, khu vực phía Tây của tỉnh nói chung.

Theo ông Sỹ, cụm công nghiệp có diện tích 592,3 ha, khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng được định hướng phát triển thành khu công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ cao. Các ngành nghề chủ yếu, như: công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, điện tử, quang điện tử, công nghệ sinh học, nano phục vụ nông nghiệp, y tế...Tại đây, khu công nghiệp đã và đang thu hút được một số doanh nghiệp lớn đầu tư như Công ty CP Á Mỹ, Nhà máy May xuất khẩu Tùng Phương...

“Hàng năm, Hội doanh nghiệp trẻ huyện Thọ Xuân thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức cho cán bộ, quản lý, người lao động, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động. Huyện cũng dành nhiều cơ chế, chính sách “mở” ưu tiên các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển lĩnh vực mà mình đầu tư. Thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, giảm thiểu các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, thủ tục về đất đai, môi trường”, ông Sỹ cho biết thêm.

Ông Lê Đình Hải - Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, cho biết: “Bên cạnh việc đẩy mạnh quảng bá, thu hút các nhà đầu tư, trong năm 2019, toàn huyện thành lập mới được 153 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp toàn huyện lên 550 doanh nghiệp. Thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, từng bước biến nơi đây thành trung tâm kinh tế phía Tây của tỉnh Thanh Hóa.”

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]