(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Chăn nuôi gia cầm là một nghề sản xuất truyền thống có từ lâu đời, luôn chiếm vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi nói chung. Riêng với Thanh Hóa, những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm có bước phát triển khá nhanh cả về quy mô đàn và chất lượng, góp phần đáng kể vào quá trình phát triển ngành chăn nuôi, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Năm Dậu nói chuyện nuôi gà: Phát huy lợi thế ngành chăn nuôi gia cầm để cạnh tranh và hội nhập

(VH&ĐS) Chăn nuôi gia cầm là một nghề sản xuất truyền thống có từ lâu đời, luôn chiếm vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi nói chung. Riêng với Thanh Hóa, những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm có bước phát triển khá nhanh cả về quy mô đàn và chất lượng, góp phần đáng kể vào quá trình phát triển ngành chăn nuôi, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân.

Năm 2016, đàn gia cầm đạt 18.529.000 con, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2015; trong đó gà lông màu đạt 5,5 triệu con. Nhóm con nuôi đặc sản là gia cầm gồm gà ri, gà mía đạt 400 nghìn con; vịt cỏ, vịt Cổ Lũng đạt 20 nghìn con. Sản lượng thịt gia cầm giết bán đạt 40.028 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ; sản lượng trứngđạt 127.864 nghìn quả, tăng 5,2% so với cùng kỳ. Nhiều năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã áp dụng chăn nuôi theo trang trại, gia trại. Đến nay, toàn tỉnh có 188 trang trại gia cầm đạt tiêu chí theo Thông tư 27, chủ yếu là trang trại chăn nuôi gà, trong đó các trang trại có quy mô lớn khoảng 20 trang tại, đạt quy mô 10.000 gà mái sinh sản hoặc 20.000 gà nuôi thịt. Số trang trại, gia trại tham gia thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi đến 2016 là 304 trang trại, gia trại.

Một số địa phương xác định chọn gia cầm là con nuôi đặc sản, lợi thế của địa phương để tập trung lập quy hoạch, triển khai chăn nuôi theo quy mô ngày càng mở rộng. Một số trang trại điển hình: Trang trại gà của hộ ông Nguyễn Văn Mạnh, xã Quý Lộc (Yên Định) 20.000 con gà thịt; Trang trại gà của hộ bà Nguyễn Thị Vân, xã Yên Trường (Yên Định) 10.000 con gà sinh sản; Trang trại gà Đông Tảo kết hợp trồng cây ăn quả hộ ông Phạm Huy Tấn, xã Xuân Du (Như Thanh) 1.000 con; Trang trại nuôi vịt hộ ông Lê Văn Hùng, xã Hoằng Hải (Hoằng Hóa) 2.400 con vịt (có thời điểm đã nuôi lên 5.500 con vịt) và 300 con ngan sinh sản; Trang trại hộ ông Nguyễn Văn Nghĩa, xã Hà Vinh (Hà Trung) 2.200 vịt sinh sản với 6 mấy ấp nở tổng công suất 7 vạn trứng...

Gia đình anh Phạm Văn Duy, xã Xuân Dương (Thường Xuân) vốn có hoàn cảnh khó khăn, song không chịu khuất phục trước đói, nghèo, từ sự hỗ trợ vốn vay của ngân hàng, nguồn vốn tự có, anh đã đầu tư kinh doanh chăn nuôi gà đẻ trứng và bán con giống. Từ 800 con gà đẻ trứng và bán con giống, sau 5 năm, đàn gà đã tăng lên 2.000 con, trong đó có 1.500 con gà giống Ai Cập chuyên đẻ trứng và 500 con gà lông phượng lai Đông Tảo chuyên ấp trứng bán con giống. Trừ chi phí mỗi năm gia đình anh thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Gia đình anh Phạm Văn Duy, thôn Xuân Thịnh, xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân kinh doanh hiệu quả với mô hình nuôi gà đẻ và ấp trứng, giúp gia đình ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.

Huyện Bá Thước với thế mạnh là nuôi giống vịt Cổ Lũng có chất lượng thịt thơm ngon nức tiếng. Nhiều hộ gia đình ở đây, ban đầu chỉ nuôi theo quy mô nhỏ, nay đã chuyển sang mô hình gia trại, trang trại với quy mô hàng nghìn con, cho thu nhập cao. Ngoài ra, Bá Thước còn chú trọng duy trì và phát triển giống gà địa phương có chất lượng thịt thơm ngon, chăn nuôi với quy mô hộ gia đình vừa và nhỏ, mô hình gà thả vườn chăn nuôi dưới tán rừng để nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, còn có hệ thống chăn nuôi gia cầm chất lượng cao của Công ty CP Group Thái Lan. Đây là hệ thống chăn nuôi rất điển hình cả về quy mô trang trại, con giống, thức ăn, kỹ thuật cho tới khâu quản lý trong cả quá trình chăn nuôi. Con giống bố, mẹ của Công ty CP Thái Lan đang có thương hiệu đứng đầu tại Việt Nam với 2 dòng theo hai hướng là gà siêu trứng và gà siêu thịt. Hình thức chăn nuôi gia cầm chất lượng cao này hiện đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh mở rộng…

Để đạt được những kết quả trên, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã cùng các địa phương nghiên cứu tiềm năng lợi thế, thị trường tiêu thụ gia cầm trong và ngoài tỉnh; căn cứ các chủ trương chính sách theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 -2020, định hướng đến 2025 của tỉnh Thanh Hóa từng bước thay đổi căn bản ngành chăn nuôi gia cầm theo hướng nâng cao giá trị, chăn nuôi an toàn và phát triển bền vững. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ KHKT mới như các tiến bộ về giống, thức ăn, kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh... Đồng bộ triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách về phát triển chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, chủ trang trại chăn nuôi.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gia cầm đang phải đối mặt với một số thách thức lớn. Đó là có gần 75% số hộ chăn nuôi tham gia nuôi gia cầm, trong đó phần lớn chăn nuôi gia cầm theo phương thức phân tán, tận dụng trong nông hộ, năng suất và hiệu quả chăn nuôi chưa cao; chăn nuôi chưa gắn kết với ấp nở, do đó chưa chủ động được con giống và công tác kiểm soát chưa chặt chẽ; chăn nuôi gia cầm hàng hóa, quy mô trang trại tập trung chưa nhiều, mới chiếm khoảng 20-25%. Các giống gia cầm bản địa năng suất thấp, các giống nhập nội năng suất chưa cao và chỉ đạt 85-90% so với xuất xứ. Các đơn vị sản xuất, cung ứng gia cầm hậu bị bố trên địa bàn tỉnh mới đáp ứng được 30%. Khoảng 40% số lượng gia cầm giống hậu bị cung cấp cho Thanh Hóa là của các đơn vị tỉnh ngoài như: Trung tâm gia cầm Thụy Phương, Vịt Đại Xuyên, Trung tâm giống Nam Định, Vĩnh Phúc... Khoảng 30% con giống còn lại các hộ chủ động nguồn tại chỗ qua ấp nở hoặc mua bán, trao đổi tại địa phương, số lượng này hiện chưa kiểm soát được.

Ông Mai Thế Sang - Trưởng Phòng chăn nuôi, Sở NN&PTNT Thanh Hóa cho biết: Định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm tại tất cả các vùng trên địa bàn tỉnh, áp dụng biện pháp chăn nuôi thâm canh tập trung, tăng số lứa gia cầm xuất chuồng. Phấn đấu tổng đàn gia cầm đạt 20,5 triệu con năm 2017 và đạt 23 triệu con vào năm 2020, trong đó đàn gà lông màu phấn đấu đạt 6 triệu con vào 2017 và 8 triệu con vào năm 2020; sản lượng thịt hơi gia cầm giết bán tương đương 41.000 tấn năm 2017, và đạt 47.000 tấn vào 2020; sản lượng trứng đạt 160 triệu quả trứng năm 2017 và 250 triệu quả trứng vào 2020. Định hướng và chủ động tìm thị trường đầu ra ổn định; Phấn đấu đưa chăn nuôi gia cầm phát triển theo hướng bền vững, đạt giá trị, hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, cũng như phát huy lợi thế để tạo ra sức cạnh tranh và hội nhập.

Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]