(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sau hơn 6 năm triển khai, xây dựng và đưa vào sử dụng các công trình điện thuộc Dự án Năng lượng nông thôn II (REII) tại 99 xã trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao chất lượng lưới điện nông thôn, giảm tổn thất điện năng, phục vụ phát triển KT-XH tại các địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao hiệu quả năng lượng nông thôn

(VH&ĐS) Sau hơn 6 năm triển khai, xây dựng và đưa vào sử dụng các công trình điện thuộc Dự án Năng lượng nông thôn II (REII) tại 99 xã trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao chất lượng lưới điện nông thôn, giảm tổn thất điện năng, phục vụ phát triển KT-XH tại các địa phương.

Ngay sau khi được chọn là một trong 25 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia Dự án REII với nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới, Thanh Hóa đã chủ động bố trí nguồn vốn đối ứng để triển khai thực hiện. Mục tiêu của dự án là cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống lưới điện hạ thế nông thôn kết hợp với chuyển đổi và xây dựng mô hình quản lý, nhằm cải thiện dịch vụ cung cấp điện năng với chất lượng tốt, giá cả hợp lý cho khu vực nông thôn.

Đồng thời, trợ giúp kỹ thuật, đào tạo và nâng cao năng lực cho công tác quản lý và hiệu quả kinh doanh cho các tổ chức quản lý điện nông thôn. Dự án triển khai thi công xây dựng từ năm 2008 tại 99 xã trên địa bàn 19 huyện, thành phố, tổng nguồn vốn đầu tư gần 308 tỷ đồng, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới 278 tỷ đồng còn lại là vốn đối ứng của tỉnh.

Trước khi REII được triển khai, lưới điện hạ áp nông thôn được xây dựng chủ yếu bằng nguồn vốn của địa phương từ 20 - 30 năm trước, với các tổ chức quản lý điện nông thôn được thành lập tự phát, nguồn vốn hạn hẹp nên hầu hết không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn. Trong quá trình vận hành, sử dụng, đa số các lưới điện không được sửa chữa nên đã xuống cấp nghiêm trọng.

Cùng với đó, hoạt động quản lý, kinh doanh điện không hiệu quả, thợ điện địa phương chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật điện. Tổn thất điện năng cao, chất lượng điện năng không bảo đảm, nguy cơ mất an toàn rất cao có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.

Vì vậy, việc cải tạo, xây dựng mới các tuyến đường dây hạ áp là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, khi bắt tay vào quá trình triển khai, dự án gặp không ít khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Dự án năng lượng nông thôn đã đóng góp rất quan trọng cung cấp điện đảm bảo ổn định, an toàn đến các vùng nông thôn.

Đến nay, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã tiếp nhận lưới điện tại 58 xã, còn lại 7 xã tuy đã có chủ trương bàn giao nhưng vẫn chưa thực hiện được. Tuy nhiên, việc hoàn trả vốn và lãi cho Chính phủ thực hiện chậm, bên giao, bên nhận chưa thống nhất được thời gian trích khấu hao tài sản cố định, khó khăn trong phương án xác định giá trị tài sản còn lại của các dự án do thất thoát hồ sơ. Đây là một dự án lớn, triển khai trên địa bàn rộng, các thủ tục để triển khai dự án còn nhiều phức tạp trong khi đó kinh nghiệm quản lý dự án còn hạn chế do lần đầu thực hiện.

Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cũng rất vất vả. Hơn nữa, trong thời gian thi công dự án có sự biến động lớn về giá cả. Tại một số địa phương, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền chưa cao, còn thiếu trách nhiệm, ỷ lại.

Song với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự phối hợp tích cực của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố, đặc biệt là sự ủng hộ của người dân nên phần lớn các công trình đã đưa vào sử dụng và mang lại hiệu quả.

Ở nhiều xã của Thanh Hóa, lưới điện hạ áp nông thôn được sử dụng cho chiếu sáng, sinh hoạt và sản xuất từ trung tâm xã đến các trạm y tế, trường học và các thôn bản ở xa. Điển hình là huyện Nông Cống, có đến 300 làng, xã đã xây dựng làng văn hóa phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng, khôi phục lại những giá trị văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, người dân còn tự nguyện đóng góp xây dựng hệ thống đường bê tông, đèn chiếu sáng ngõ xóm. Có điện về, đời sống người dân ở nông thôn ngày càng được cải thiện về vật chất và tinh thần.

Tại xã Nga Giáp (huyện Nga Sơn) là một trong những xã thuộc dự án năng lượng nông thôn 2 mở rộng. Sau khi lưới điện được nâng cấp, cải tạo đã bảo đảm an toàn, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân, chất lượng điện năng được cải thiện rõ rệt, tổn thất điện năng giảm xuống. Sau khi công trình đưa vào sử dụng, các hộ dân có thể yên tâm đầu tư máy móc, thiết bị phát triển sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn và giải quyết hàng nghìn lao động ở khu vực nông thôn.

Nguồn điện ổn định không chỉ giúp người dân phát triển kinh tế mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của người dân; đồng thời thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Hoàng Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]