(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Cơn lốc thị trường những năm trở lại đây với sự xuất hiện và cạnh tranh của nhiều mặt hàng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế cả nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng phát triển. Bên cạnh đó, cũng khiến cho nhiều làng nghề truyền thống không ‘chịu nổi’ sức cạnh tranh và đang dần bị mai một, khiến không ít địa phương từng ngày ‘loay hoay’ với bài toán làm sao để bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều làng nghề đang dần bị thu hẹp: Vì sao?

(VH&ĐS) Cơn lốc thị trường những năm trở lại đây với sự xuất hiện và cạnh tranh của nhiều mặt hàng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế cả nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng phát triển. Bên cạnh đó, cũng khiến cho nhiều làng nghề truyền thống không ‘chịu nổi’ sức cạnh tranh và đang dần bị mai một, khiến không ít địa phương từng ngày ‘loay hoay’ với bài toán làm sao để bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống?

Thách thức với thời gian

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có 155 làng nghề, đến nay đã công nhận 20 làng nghề và 47 làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất ít các làng nghề có thể mở rộng được quy mô mà hầu hết không thể “trụ nổi” trước những sản phẩm được sản xuất từ máy móc công nghệ cao.

Làng nghề mây tre đan ở xã Quảng Phong (Quảng Xương) đã từng là nơi cung cấp các sản phẩm rổ, rá, dần, sàng. Khi ấy nhiều nhà có đến 8 nhân lực làm nghề mây tre đan, cho thu nhập khoảng 90.000 đồng/ người/ ngày. Nhưng hiện nay, toàn xã chỉ còn khoảng 30 hộ theo nghề, hầu hết làm nghề cho đỡ buồn, tính công làm lãi. Một tháng bình quân hai nhân cônglàm được khoảng 75 sản phẩm, trừ chi phí còn được 450.000 đồng.

Làng nghề chạm khắc đá ở núi Nhồi cũng trong tình cảnh tương tự. Sản phẩm chạm khắc đá của làng Nhồi đã từng nức tiếng xa gần. Còn bây giờ, làng nghề đã khác. Tuy làng vẫn còn đó nhưng nghề thì bị mai một dần. Thậm chí cái tên làng Nhồi giờ đây cũng được đổi thành đường An Hoạch. Khi tìm hiểu, chúng tôi được biết: Những hộ gia đình không đảm bảo được thu nhập đành phải chuyển sang nghề khác như nghề làm đá ốp lát, làm đá xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Số người theo nghề chạm khắc đá mỹ nghệ trong làng hiện còn rất ít, chỉ khoảng 30 người.

Bàn về việc các làng nghề đang có xu hướng ngày càng bị mai một, nhiều người dân không khỏi xót xa, lo lắng. Nghề đã cũ lại khó hái ra tiền, không biết rồi đây, tương lai của các làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc sẽ đi về đâu?

Nhiều làng nghề đang dần bị thu hẹp.

Lối thoát và cơ hội

Lý giải nguyên nhân một số làng nghề trên địa bàn tỉnh đang có nguy cơ bị thu hẹp, ông Mai Tuấn Tường - Phó phòng Kinh tế hạ tầng huyện Yên Định cho biết: Một phần do sản phẩm thủ công không còn đủ sức cạnh tranh. Phần nữa, người tiêu dùng cũng không còn ưa chuộng sản phẩm của làng nghề. Còn một nguyên nhân quan trọng khác phải kể đến là các thế hệ sau dường như không còn mặn mà, yếu tố “cha truyền con nối” dần mất đi, làng nghề cũng trở nên “yếu ớt” trước cơn lốc thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng: Việc các làng nghề truyền thống đang có xu hướng ngày càng thu hẹp, thậm chí đang có nguy cơ biến mất không thể đổ lỗi hoàn toàn cho sự thiếu định hướng đầu tư, phát triển từ chính quyền địa phương. Bởi trên thực tế, chính quyền địa phương cũng đã có những chính sách nhằm khuyến khích mở rộng và phát triển mô hình làng nghề cho thế hệ trẻ.

Ví như, hầu hết các làng nghề của huyện Quảng Xương đều có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết; hoạt động chưa đồng bộ, khả năng cạnh tranh hạn chế, năng suất và thu nhập của người lao động thấp và không ổn định... Những năm gần đây, để tạo điều kiện cho các làng nghề của huyện Quảng Xương phát triển,UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch 2 cụm công nghiệp gồm: Cụm CN - du lịch Tiên Trang và Cụm CN - Khu đô thị Tiên Trang, xã Quảng Lợi. Đồng thời, huyện cũng đã quy hoạch các cụm CN làng nghề xã Quảng Hợp, cụm làng nghề xã Quảng Trạch. Đây được xem là tiền đề để huyện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất những ngành nghề truyền thống và phát triển tiềm năng du lịch.

Để nghề chạm khắc đá làng Nhồi có thể duy trì và phát triển thì hiện nay UBND phường An Hoạch (TP Thanh Hóa), cũng đang xin chính quyền tỉnh cấp phép đất để quy hoạch khôi phục và phát triển, làng nghề. Cùng với đó là khuyến khích các nghệ nhân ở địa phương mở doanh nghiệp đầu tư và sản xuất kinh doanh đá mỹ nghệ đồng thời mở các lớp dạy nghề thủ công chế tác đá mỹ nghệ cho thế hệ trẻ.

Bên cạnh chính sách của các địa phương, một số làng nghề cũng đang rất linh hoạt trong việc thay đổi để có thể phù hợp với thị trường. Suốt một thời gian dài, nghề dệt chiếu ở Quảng Xương chìm trong cảnh “tiêu điều” và có nguy cơ mất nghề, sản phẩm làm ra “công dày, lãi mỏng”, giá thành cao, thị trường hạn hẹp nên thu nhập bấp bênh. Để bắt kịp thị trường, người dân phải đầu tư máy dệt chiếu công nghiệp. Theo người dân ở đây cho biết khi có máy móc và sản xuất theo dây chuyền, một ngày có thể dệt được 15 lá chiếu, gấp 5 lần so với làm thủ công mà giá trị thẩm mỹ như nhau. Đặc biệt, dệt bằng máy chất liệu cói giữ được nguyên vẹn, phân sợi đẹp và giá thành thấp hơn so với một lá chiếu dệt thủ công từ 10 đến 15.000 đồng, lại được thị trường ưa chuộng. Vìthế hầu hết các hộ gắn bó với nghề trong xã đều đầu tư mua máy dệt chiếu để sản xuất. Xã Quảng Trường hiện có 100 hộ sản xuất chiếu với 145 máy dệt, tạo việc làm cho hơn 700 lao động. Sản phẩm chiếu của Quảng Trường đang được tiêu thụ trong nước và cả thị trường Lào…

Hay như, sản phẩm nước mắm Ba Làng (Tĩnh Gia), cóthờigian mấtvịtrítrên thị trường. Ba năm trở lại đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước từ chính sách khôi phục làng nghề, cùng với sự linh hoạt của người dân trong việc cải tiến mẫu mã cũng như chất lượng nên sản phẩm nước mắm Do Xuyên Ba Làng đang dần lấy lại thương hiệu. Hiện nay, nhiều gia đình của xã Hải Thanh đã giàu lên từ nghề sản xuất, chế biến, kinh doanh nước mắm.

Từ thực tế đó, nhiều ý kiến cho rằng để các làng nghề có thể bắt nhịp và đứng vững trên thị trường như hiện nay, ngoài cơ chế chính sách của Nhà nước, điều quan trọng là các địa phương và những người làm nghề cần chủ động, linh hoạt để đáp ứng được thị trường, đưa sản phẩm của mình vươn xa.

Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]