Những đại công trình kỳ vọng làm thay đổi diện mạo Thanh Hóa trong năm 2020

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những đại công trình kỳ vọng làm thay đổi diện mạo Thanh Hóa trong năm 2020

Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn và tổng kho dầu thô tại Khu kinh tế Nghi Sơn triển khai giai đoạn 2

LHLHD Nghi Sơn đặt tại KKT Nghi Sơn là dự án có vốn đầu tư lớn nhất vào tỉnh Thanh Hóa cũng như cả nước với gần 9,3 tỉ USD. Dự án khi đi vào vận hành góp phần bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam, đồng thời thực hiện chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ nói chung. Dự án là tổ hợp hóa dầu chế biến sâu tầm cỡ quốc tế, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Triển khai giai đoạn 2 Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn và tổng kho dầu thô tại KKT Nghi Sơn, không chỉ là thời cơ để tỉnh Thanh Hóa khẳng định vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, phát huy tiềm năng, thế mạnh và thể hiện quyết tâm bứt phá đi lên của tỉnh mà còn mở ra cơ hội lớn để Thanh Hóa phát triển mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với các đối tác.

Mở thêm các đường bay mới trong nước và quốc tế đi - đến Cảng Hàng không Thọ Xuân; lập quy hoạch và triển khai dự án đầu tư khu sân đỗ máy bay, khu bảo trì, bảo dưỡng máy bay và dịch vụ hàng không tại huyện Thọ Xuân

Trong những năm qua, Cảng Hàng không Thọ Xuân liên tục có mức tăng trưởng cao, với các đường bay từ Thanh Hóa đi TP Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột, Khánh Hòa, đường bay quốc tế charter Thanh Hóa - Băng Cốc (Thái Lan). Hiện nay, Cảng Hàng không Thọ Xuân đang cung cấp dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất cho 4 hãng hàng không với tần suất khoảng 136 lần cất hạ cánh/tuần. Năm 2013, sản lượng hành khách thông qua Cảng Hàng không Thọ Xuân đạt 90.929 lượt khách, đến năm 2018 đạt 939.409 lượt khách và đến 10/12/2019 đã có 1 triệu hành khách thông qua Cảng Hàng không Thọ Xuân trong năm 2019. Sau gần 7 năm đi vào khai thác, tổng sản lượng hành khách thông qua Cảng Hàng không Thọ Xuân đạt 4,5 triệu lượt. Với dân số trên 3,5 triệu người, có nhiều người hiện đang sinh sống và lao động trên cả nước, nhất là khu vực phía Nam; việc mở tuyến bay hàng không dân dụng tại sân bay Thọ Xuân đã tạo điều kiện đi lại thuận lợi, rút ngắn thời gian di chuyển; thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Điều chỉnh quy hoạch Cảng Hàng không Quốc tế Thọ Xuân đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, các phương án điều chỉnh quy hoạch mặt bằng tổng thể được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, đến năm 2030, giữ nguyên cấu hình đường cảng hàng không và hệ thống đường lăn; tính toán lại quy mô các hạng mục công trình nhằm bảo đảm khai thác 5 triệu lượt hành khách/ năm trên cả đường bay nội địa và quốc tế; Giai đoạn thứ hai, đến năm 2050, xây dựng thêm một đường cảng hàng không số 2 và hệ thống đường lăn, sân đỗ; xây dựng thêm khu hàng không dân dụng và các công trình đồng bộ tại khu đất mới, bảo đảm chiến lược phát triển lâu dài, có thể đón 20 triệu lượt hành khách/năm qua cảng.

Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thanh Hóa

Đối với Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển, đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đầu tư công. Đối với Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa - Sầm Sơn và đoạn Quảng Xương - Tĩnh Gia thực hiện theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BOT.

Theo đó, dự án sẽ xây dựng tuyến đường ven biển Hoằng Hóa - Sầm Sơn dài 10,5 km và tuyến Quảng Xương - Tĩnh Gia dài 14,5 km theo quy mô đường cấp III, rộng 12 m, tốc độ thiết kế 80 km/h. Tuyến đường thuộc phạm vi dự án sẽ đi qua các huyện: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và TP Sầm Sơn. Tổng mức đầu tư dự án là 3.077 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước tham gia chiếm 70% (2.154 tỷ đồng), vốn nhà đầu tư tư nhân chiếm 30% (923 tỷ đồng). Nhà đầu tư có trách nhiệm bỏ ra tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu trong phần vốn BOT của dự án.

Triển khai đầu tư tuyến đường cao tốc Bắc - Nam

Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2021. Theo đó, trong giai đoạn I tuyến cao tốc này có chiều dài 107,28 km sẽ được xây dựng với quy mô 4 làn xe hạn chế, chiều rộng nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 80 km/h. Dự án có điểm đầu tại Km273+96, QL1 và trùng với Km14 (lý trình dự án đầu tư xây dựng tuyến nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với QL1) thuộc địa phận xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình; điểm cuối tại Km381 +250 tại điểm kết thúc nút giao với đường nối cảng Nghi Sơn, thuộc địa phận xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Tổng diện tích đất sử dụng tại dự án là 984 ha, trong đó địa phận tỉnh Ninh Bình là 206 ha và địa phận tỉnh Thanh Hóa là 778 ha.

Tổng mức đầu tư sơ bộ dự án khoảng 18.377 tỷ đồng được chia làm 2 hợp phần. Trong đó, hợp phần 1 đầu tư theo hình thức BOT dài 65,5 km từ Ninh Bình đến QL45, chia làm 2 dự án có tổng mức đầu tư lần lượt là 5.928,8 tỷ đồng và 5.828,28 tỷ đồng; hợp phần 2 đầu tư bằng vốn Nhà nước đoạn còn lại dài 41 km, cũng được chia làm 2 dự án với tổng mức đầu tư lần lượt là 3.689,8 tỷ đồng và 2.930 tỷ đồng. Ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước thông qua sử dụng quyền thu phí các đoạn tuyến cao tốc đầu tư bằng vốn Nhà nước (hợp phần 2), các dự án BOT sẽ hoàn vốn bằng thu phí tại chỗ với mức phí là 1.500 đồng/xe tiêu chuẩn/năm với mức tăng dự kiến 18% sau mỗi 3 năm.

Quy mô dự án giai đoạn hoàn chỉnh được xây dựng 6 làn xe, chiều rộng nền đường 32,25m, vận tốc thiết kế 120 km/h, trong đó phân kỳ giai đoạn 1 xây dựng quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, tổng mức đầu tư khoảng 13.788,47 tỷ đồng, thời gian xây dựng khoảng 36 tháng, thời gian hoàn vốn dự kiến khoảng 18 năm. Đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa là tuyến đường cao tốc dài 107,28km, dự kiến hoàn thành vào năm 2021.

Hoàng Lan


Hoàng Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]