(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 4090/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00051 cho sản phẩm quế Thường Xuân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quế Thường Xuân được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(VH&ĐS) Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 4090/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00051 cho sản phẩm quế Thường Xuân.

Sản phẩm quế Thường Xuân còn có các tên gọi khác là quế Trịnh Vạn, quế ngọc Châu Thường. Đây là sản phẩm quý, chất lượng cao, có danh tiếng từ lâu đời, được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là trong y học và ẩm thực.

Quế vỏ Thường Xuân được khai thác từ cây có giống quế Thanh bản địa. Vỏ quế Thường Xuân có chiều dài trên 50 cm, thường cuộn tròn thành ống (phơi khô tự nhiên).

Quế Thường Xuân có mùi thơm nồng rất đặc trưng. Khi cạo một lớp mỏng ở đầu thanh quế, nhìn thấy các lớp dầu, nếm có vị cay hơi chát, khi pha với nước có màu trắng đục. Tinh dầu của quế Thường Xuân có độ cay đặc trưng riêng, khi nếm thử cảm nhận vị cay mạnh nhưng không quá nồng, hậu vị ngọt the.

Các đặc tính của quế vỏ Thường Xuân là do điều kiện địa lý mang lại. Ngoài ra các bí quyết của người dân bản địa trong việc trồng, chăm sóc và khai thác sản phẩm cũng góp phần tạo nên tính chất đặc thù của sản phẩm.

Khu vực địa lý của sản phẩm quế Thường Xuân gồm các xã: Vạn Xuân, Xuân Lẹ, Xuân Chinh, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Xuân Cẩm, Yên Nhân, Bát Mọt, Lương Sơn, Ngọc Phụng, Xuân Cao, Luận Khê, Xuân Thành, Luận Thành, Thọ Thanh, Xuân Dương, thị trấn Thường Xuân.

Việc sản phẩm quế được bảo hộ chỉ dẫn địa lý không chỉ mở ra cơ hội lớn nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm quế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và còn là cơ hội lớn để phát triển du lịch Thường Xuân.

Đông Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]