(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Xúc tiến đầu tư đã trở thành phương thức rất quan trọng tạo nên sự phát triển trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Không là ngoại lệ, kinh tế Thanh Hóa nhiều năm qua đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư, tạo sức bật để đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sức lan tỏa của nền kinh tế

(VH&ĐS) Xúc tiến đầu tư đã trở thành phương thức rất quan trọng tạo nên sự phát triển trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Không là ngoại lệ, kinh tế Thanh Hóa nhiều năm qua đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư, tạo sức bật để đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng.

Từ hội nghị xúc tiến đầu tư vào KKT Nghi Sơn năm 2013

Ngày 23/10/2013, tại TP Thanh Hóa, Bộ KH&ĐT phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào KKT Nghi Sơn và vùng phụ cận. Vào thời điểm diễn ra hội nghị, KKT Nghi Sơn thu hút được 65 dự án đầu tư với tổng mức vốn đăng ký đầu tư khoảng 16,8 tỷ USD, trong đó có 15 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đăng ký gần 10 tỷ USD. Và ngay tại chương trình, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư, trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 20 dự án với tổng vốn đăng ký trên 4,7 tỷ USD. Từ diễn đàn, tiềm năng, lợi thế và sự hấp dẫn của KKT Nghi Sơn, các vùng phụ cận nói riêng và mảnh đất Thanh Hóa nói chung đã được quảng bá rộng rãi tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thông qua sự kiện này, nền kinh tế Thanh Hóa đã đón nhận thêm những tín hiệu vui khi ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm đến, các dự án mới tăng về cả số lượng lẫn quy mô.

Hệ thống lắp đặt thiết bị và đường ống công nghệ tại công trình Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn - Thanh Hóa.

Những năm gần đây, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cùng các sở, ban, ngành liên quan đã chú trọng giao lưu, gặp gỡ, làm việc với các tập đoàn kinh tế cũng như các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó phải kể đến các sự kiện quan trọng như: chuyến thăm và làm việc tại TP Seongnam, Hàn Quốc năm 2014; thăm, làm việc, xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản năm 2016. Bên cạnh đó, thông qua các buổi tiếp và làm việc với một số tập đoàn kinh tế tên tuổi của Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Brunei, Thái Lan, Hoa Kỳ, Cô - oét và mới đây là Công ty Aquaste (Na Uy)... nhiều dự án đã tìm đến với Thanh Hóa. Đặc biệt, năm 2014, Thanh Hóa dẫn đầu về tổng vốn FDI từ Nhật Bản với 9,657 tỷ USD/33,059 tỷ USD tổng vốn đầu tư.

Ngoài ra, thông qua các diễn đàn xúc tiến chung, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng tận dụng thời cơ tiếp cận các nhà đầu tư như việc tham dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Singapore 2014 tại TPHCM; Hội nghị xúc tiến đầu tư và du lịch tỉnh Thanh Hoá tại TP Hồ Chí Minh; tham gia các hội chợ vùng nhằm quảng bá sản phẩm và kết nối cung - cầu... Tận dụng sự ủng hộ của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới..., Thanh Hóa tranh thủ thêm những nguồn ngoại lực hỗ trợ cho quá trình hội nhập, phát triển.

Với những bước đi cụ thể ấy, những năm gần đây, diện mạo nền kinh tế Thanh Hóa thay đổi đáng kể. Từ một tỉnh nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, lợi thế chủ yếu ở dạng tiềm năng thì nay đã có công trình mới, những dự án lớn với số vốn đầu tư khổng lồ ghi tên các “ông lớn” trên thị trường trong và ngoài nước là minh chứng rõ nhất cho hiệu quả thu hút đầu tư và sự trưởng thành của nền kinh tế xứ Thanh.

Ghi danh trên bản đồ kinh tế cả nước

Thực tế cho thấy, hiện Thanh Hóa đang là một trong những địa phương nằm ở top đầu về khả năng thu hút vốn FDI và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế (PEII). Riêng 5 năm từ 2011 - 2015, toàn tỉnh thu hút được 414 triệu USD vốn ODA, 50 triệu USD vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, 705 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 32 dự án FDI) với tổng vốn đăng kí 132 nghìn tỷ đồng và 2,57 tỷ USD, điều chỉnh tăng vốn cho 34 dự ánFDI với số vốn đầu tư tăng thêm 3,065 tỷ USD. Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 327 nghìn tỷ đồng, gấp 3,9 lần so với cùng kỳ.

Năm 2016, tính đến hết tháng 11, tỉnh chấp thuận thêm 199 dự án (11 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư đăng kí 27.745 tỷ đồng và 155 triệu USD, so với cùng kỳ tăng 84 dự án và gấp 2,2 lần vốn đăng kí. Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 125.100 tỷ đồng, nhiều dự án lớn được hoàn thành và khởi công nhiều dự án quan trọng khác. Tiếp đến, quý I năm 2017, Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư cho thêm 35 dự án (3 dự án FDI) với tổng vốn đăng kí đầu tư là 5.094 tỷ đồng và 3,5 triệu USD. Huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh 3 tháng đầu năm ước đạt 24.776 tỷ đồng.

Với sự góp mặt đông đảo của các tập đoàn kinh tế và số vốn đầu tư quy mô, kinh tế Thanh Hóa ghi nhận nhiều đại dự án làm thay đổi hoàn toàn diện mạo.

Phát huy hiệu quả của quá trình thu hút đầu tư, đẩy mạnh hiệu ứng lan tỏa từ những cuộc xúc tiến thương mại, Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa năm 2017 diễn ra vào 18/5 là hội nghị cấp quốc gia nhằm giới thiệu quy hoạch, tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư, các dự án ưu tiên thu hút đầu tư và các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư vào Thanh Hóa. Theo đó, Thanh Hóa kêu gọi đầu tư vào 5 lĩnh vực ưu tiên gồm: Công nghiệp chế biến; chế tạo; nông nghiệp; du lịch, y tế; phát triển hạ tầng, đô thị. Theo thống kê, hiện nay tỉnh Thanh Hóa có 50 dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp (FDI, DDI) đến năm 2020.

Từ Hội nghị xúc tiến đầu tư vào KKT Nghi Sơn và các vùng phụ cận năm 2013 đến Hội nghị xúc tiến đầu tư 2017, một chặng đường nhiều thử thách nhưng cũng gặt hái về rất nhiều thành tựu của nền kinh tế Thanh Hóa. Hai cuộc xúc tiến ở 2 thời điểm, 2 vị thế khác nhau và hứa hẹn sẽ còn lan tỏa rộng hơn nữa. Môi trường đầu tư Thanh Hóa rộng mở đón chào thêm nhiều cơ hội mới!

Nguyên Mai



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]