(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sau gần 3 năm thực hiện nghị Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi, huyện Thạch Thành đã có nhiều cách làm sáng tạo và đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể qua từng năm, nhiều chỉ tiêu trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đạt và vượt trước thời hạn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thạch Thành: Nhiều cách làm hiệu quả giảm nghèo nhanh và bền vững

(VH&ĐS) Sau gần 3 năm thực hiện nghị Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi, huyện Thạch Thành đã có nhiều cách làm sáng tạo và đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể qua từng năm, nhiều chỉ tiêu trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đạt và vượt trước thời hạn.

Thành Tâm là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế. Nơi đây có Nhà máy May xuất khẩu S&H VINA đang tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động ở xã và các vùng lân cận. Sắp tới, khi nhà máy hoàn thiện sẽ tạo việc làm cho 6.500 lao động với mức lương từ 3,5 triệu đồng/ người/ tháng trở lên, là nguồn thu nhập đáng kể cho người lao động.

Phó Chủ tịch UBND xã Thành Tâm, ông Hoàng Công Nam cho biết: Phát huy thế mạnh đồi rừng và ngành dịch vụ thương mại, xã đã đẩy mạnh phát triển nhiều mô hình kinh tế hiệu quả cao như: Cây mía (197 ha), dứa (65 ha), thanh long ruột đỏ (30 ha). Nhờ đó, nhiều hộ vươn lên làm giàu chính đáng, thu nhập của người dân đã nâng lên đáng kể đạt hơn 29 triệu đồng/người (năm 2015)…

Theo lãnh đạo huyện Thạch Thành thì sau khi Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy được ban hành, Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai nghị quyết sâu rộng từ trong Đảng đến người dân. Đồng thời cụ thể hóa 7 giải pháp của tỉnh cho phù hợp với thực tế địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân có ý thức vươn lên thoát nghèo thông qua việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình. Cùng với đó là việc triển khai thực hiện Nghị quyết 02 của Đảng bộ về phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN các xã đặc biệt khó khăn, thu hút các doanh nghiệp huy động nguồn vốn trong nhân dân, tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương và tỉnh đầu tư phát triển kinh tế.

Đối với sản xuất nông nghiệp, thực hiện tốt công tác đổi điền, dồn thửa, khắc phục tình trạng manh mún, tạo thuận lợi cho sản xuất nên đến nay chỉ còn bình quân 1,6 thửa/ hộ (trước đây là 7 thửa). Huyện cũng đã chuyển đổi được 250 ha đất 1 vụ lúa kém hiệu quả sang trồng mía, 230 ha mía nguyên liệu trên 15 độ dốc sang trồng rừng, trồng mới gần 1.000 ha rừng tập trung, xây dựng 450 trang trại, nâng số trang trại của huyện lên 1.350. Điều này đã tạo ra hàng nghìn việc làm mới cho lao động, trong đó có lao động thuộc hộ nghèo.

Đặc biệt, với chủ đề 2016 là năm tạo bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện tập trung 4 khâu đột phá: Sản xuất lúa theo mô hình đồng mẫu lớn ở 11 xã, mỗi mô hình trên 50 ha gắn với cơ giới hóa trong các khâu, liên kết với Công ty Mía đường Việt - Đài tổ chức sản xuất cơ giới hóa đồng bộ tại 5 xã với 248 ha mía nguyên liệu và hơn 18 ha mía giống với kinh phí 16,6 tỷ đồng. Cùng với đó là kiện toàn, đổi mới, nâng cao chất lượng của các HTX để làm“bà đỡ” cho nông dân.

Thời gian qua, Thạch Thành đã xây dựng được nhiều mô hình có giá trị kinh tế cao.

Ngoài ra, huyện còn nỗ lực liên kết với Học viện Nông nghiệp Việt Nam xây dựng quy hoạch vừa trồng cây ăn quả tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa có quy mô lớn gắn với xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý. Do đó, đến nay đã thu hút 1 số doanh nghiệp đầu tư trồng cây ăn quả trên địa bàn, nâng diện tích lên 1.300 ha. Nhiều mô hình, loại cây ăn quả có diện tích, quy mô khá lớn như: Cam (30 ha), bưởi (180 ha), thanh long ruột đỏ (52 ha), dứa (243 ha), nhãn (300 ha)…

Trong sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ Thạch Thành đã xây dựng và công bố quy hoạch mở rộng thị trấn Kim Tân, điều chỉnh quy hoạch thị trấn Vân Du, xây dựng trung tâm Thạch Quảng đạt đô thị loại V; kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ tạo nhiều việc làm cho người lao động, đổi mới mô hình xây dựng 4 chợ trên địa bàn theo hình thức xã hội hóa, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Vì thế, trong 2 năm 2014 - 2015 đã tạo thêm việc làm mới cho hơn 10.000 lao động, xuất khẩu 462 lao động, trong đó có nhiều hộ nghèo. Đây là những bước đi phù hợp, giúp người nghèo nhanh chóng thoát nghèo và mở ra cơ hội cho Thạch Thành sẽ giảm nghèo nhanh và bền vững…

Bí thư Huyện ủy Thạch Thành Bùi Thị Mười cho biết: Hiện, chuẩn nghèo đa chiều của huyện đang ở mức cao, để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy, Thạch Thành đã ban hành Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tập trung phát triển mạnh KT-XH, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các tổ chức doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông, lâm, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ; tăng cường giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho hộ nghèo tự vươn lên phát triển kinh tế, tăng thu nhập, thụ hưởng các chính sách xã hội, nhằm cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Huyện cũng đặc biệt chú trọng phát huy thế mạnh địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng để phát triển du lịch, nhất là với di tích hang Con Moong (di tích quốc gia đặc biệt), xem đây là cơ hội tốt cho Thạch Thành đi lên từ “ngành công nghiệp không khói”. Mục tiêu của huyện là phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 3% trở lên, tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 chỉ còn 6,4% và có 3 - 4 xã ở vùng đặc biệt khó khăn thoát nghèo.

Thanh Thúy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]