(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, trong những năm qua Thanh Hóa đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp, thực hiện đầy đủ các chính sách thu hút đầu tư dưới nhiều hình thức...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa, điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư (Bài 3): Nhiều tiềm năng từ công nghiệp chế biến

(VH&ĐS) Nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, trong những năm qua Thanh Hóa đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp, thực hiện đầy đủ các chính sách thu hút đầu tư dưới nhiều hình thức...

Tiềm năng của ngành sản xuất chế biến rau quả xuất khẩu

Gần đây, nhiều loại cây có giá trị hàng hóa phục vụ chế biến, xuất khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường như ngô ngọt, cà chua, dưa bao tử... được đưa vào sản xuất, thâm canh ở nhiều địa phương trong tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều đơn vị kinh tế trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả đã trở thành bạn đồng hành đáng tin cậy của bà con nông dân. Cùng với việc cải tiến các quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ, các đơn vị kinh tế chủ động xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, từng bước bảo đảm tốt an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây chính là chìa khóa để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản và phát triển vùng rau quả xuất khẩu của tỉnh.

Thị trường tiêu thụ nông sản, đặc biệt là rau quả ngày càng mở rộng, đã hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, nhất là những loại cây phục vụ chế biến, xuất khẩu làm lợi cho nông dân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một số huyện như Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Yên Định, Thiệu Hóa, Thạch Thành, Tĩnh Gia, Như Thanh... đã ký kết hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu rau quả xuất khẩu tập trung cho các đơn vị kinh tế: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa, Công ty XK Vạn Hoa - Hải Dương.

Với Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa trong năm qua, công ty mở rộng địa bàn, chọn lựa giống cây có giá trị xuất khẩu cao đang được thị trường thế giới ưa chuộng như dưa bao tử, dưa thương phẩm, cà chua bi, ớt tươi đông lạnh, ớt muối... xây dựng thành vùng nguyên liệu rau quả xuất khẩu tập trung và ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp .

Để sản xuất rau quả phục vụ chế biến, xuất khẩu đạt hiệu quả cao, nhiều cơ chế khuyến khích nhân rộng mô hình liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp được triển khai. Đồng thời hỗ trợ các HTX xây dựng mối quan hệ giữa người sản xuất và các nhà xuất khẩu. Các địa phương khuyến khích nông dân áp dụng giống mới, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và chế biến rau quả, đầu tư xây dựng mô hình trồng rau quả chất lượng cao...

Nếu được quan tâm chỉ đạo, đầu tư đúng mức, trong thời gian không xa, vùng rau quả chế biến xuất khẩu của tỉnh sẽ được mở rộng. Đây chính là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Chế biến thủy sản - lĩnh vực nhiều tiềm năng thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Bước phát triển mới của ngành chế biến thủy sản

Để chế biến thuỷ sản trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, ổn định, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân, theo quy hoạch từ nay đến năm 2020, tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung ưu tiên phát triển chế biến các đối tượng thủy sản chủ lực của tỉnh đã có danh tiếng trên thị trường để hướng tới xuất khẩu và tiêu thụ tại các siêu thị trong nước như: cá đông lạnh, cá khô, tôm khô, tôm đông lạnh, mực đông lạnh, mực khô... Đặc biệt, Thanh Hóa sẽ mở rộng phát triển chế biến sản phẩm cá rô phi trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu từ các vùng nuôi tập trung trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ nội địa, các đơn vị chế biến thủy sản sẽ cải tiến mạnh mẽ công nghệ chế biến, bảo quản nguyên liệu, sản phẩm thủy sản; áp dụng chương trình đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tiến hành đăng ký nhãn mác, thương hiệu, mã số, mã vạch...

Đồng thời, phân khúc thị trường cao, trung bình và thấp cấp, thành phố, nông thôn, miền núi để tổ chức phân phối sản phẩm với khối lượng và giá cả phù hợp. Đặc biệt, khi tham gia thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần thành lập Hiệp hội chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tạo nguồn hàng đủ lớn về khối lượng, chủ động về thời gian chế biến và giao hàng đảm bảo chất lượng, ATTP theo yêu cầu để phát triển thị phần xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, Nga, Nhật Bản... Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì bạn hàng truyền thống ở các thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... mở rộng các thị trường tiềm năng.

Đến giai đoạn 2016 - 2020 Thanh Hóa quy hoạch khoảng 12 - 13 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu như vậy trong giai đoạn này tỉnh sẽ có 17 - 18 nhà máy. Ngoài ra, Thanh Hóa còn tiến tới quy hoạch 8 Cụm công nghiệp chế biến thủy sản như: Cụm công nghiệp nghề cá Hòa Lộc (Hậu Lộc), Cụm công nghiệp nghề cá tại xã Quảng Tiến (Sầm Sơn), Cụm công nghiệp nghề cá Hải Bình (Tĩnh Gia), công nghiệp chế biến thuỷ sản Hải Châu (Tĩnh Gia).

Nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều giải pháp, thực hiện đầy đủ các chính sách thu hút đầu tư dưới nhiều hình thức; nghiên cứu, lựa chọn, tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm sản; khuyến khích các doanh nghiệp chế biến đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất; thu hút đầu tư xây dựng vào lĩnh vực công nghiệp chế biến đầy tiềm năng của tỉnh.

Hoàng Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]