(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, làm nền tảng cho sự phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa, điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư (Bài 4): Dấu ấn trong xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

(VH&ĐS) Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, làm nền tảng cho sự phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông

Xác định phát triển giao thông vận tải cần phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, Thanh Hóa đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư, đưa vào khai thác nhiều công trình hạ tầng giao thông có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu dân sinh.

Theo đó tỉnh đã xây dựng mới, nâng cấp nhiều công trình giao thông với số vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng. Như: nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 47 (đoạn từ TP Thanh Hóa đi thị xã Sầm Sơn - nay là TP Sầm Sơn); đưa một phần năng lực sân bay quân sự Thọ Xuân vào khai thác hàng không dân dụng. Đồng thời, thi công nhiều công trình như: Tuyến đường từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn; xây dựng nhà ga mới Cảng Hàng không Thọ Xuân; khởi công đường giao thông ven biển nối Sầm Sơn với KKT Nghi Sơn...

Với sự quan tâm đặc biệt cho khu vực miền núi, Thanh Hóa cũng đã tạo bước đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với hàng loạt dự án, công trình quan trọng như tuyến đường Hồi Xuân - Tén Tằn; nâng cấp Quốc lộ 47 đoạn km 18+00 - km 31+260; các tuyến đường nối các huyện phía Tây; tuyến đường từ bản Na Tao, xã Pù Nhi đến bản Chai, xã Mường Chanh…

Với dự án Cảng Tổng hợp Quốc tế Nghi Sơn (giai đoạn 1), được triển khai thi công năm 2015 với các hạng mục công trình, như: Vũng quay tàu đường kính 300m, cho tàu đến 50.000 DW giảm tải ra vào, cầu Nạo vét luồng cảng, sân cảng… đến nay, khối lượng thi công của cảng đạt hơn 95% sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong vận tải hàng hóa với số lượng lớn. Sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng giai đoạn 1, chủ đầu tư triển khai thi công giai đoạn 2 Cảng Tổng hợp Quốc tế Nghi Sơn, với 6 bến và nâng công suất lên 30 triệu tấn hàng hóa/năm.

Cùng với đó, thời gian qua Sở GT-VT phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Đồng thời, huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh, đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến đường tỉnh đồng bộ; sửa chữa, xây dựng mới các cây cầu trên tuyến đường tỉnh, đường huyện. Xây dựng một số cầu vượt sông lớn để kết nối các tuyến quốc lộ và tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó, chú trọng đầu tư xây dựng các tuyến đường tỉnh nối các khu công nghiệp, các khu sản xuất hàng hóa tập trung, khu du lịch, các bến cảng. Tăng cường các giải pháp kêu gọi các nguồn vốn đầu tư phát triển các tuyến đường mới để nối khu kinh tế, các khu công nghiệp, khu du lịch và các tuyến đường quan trọng.

Các công trình, dự án giao thông sau khi đưa vào sử dụng đã tạo sự kết nối liên thông giữa các vùng sản xuất hàng hóa trong tỉnh và giao thương với các tỉnh bạn; thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế ở mỗi địa phương.

Sau khi được đầu tư xây dựng, Cảng Hàng không Thọ Xuân đã đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của tỉnh. (Ảnh: Cao Ngọ)

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp

Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng 8 KCN tập trung, hiện tại có 5 khu đã xây dựng cơ sở hạ tầng và đang đi vào hoạt động, gồm: KKT Nghi Sơn; KCN Lễ Môn; KCN Đình Hương; KCN Bỉm Sơn và KCN Lam Sơn. Đến thời điểm này, các KCN đã thu hút được 317 dự án đầu tư; trong đó có 299 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký đầu tư 13.412 tỷ đồng; 18 dự án FDI, số vốn đăng ký đầu tư 330,5 triệu USD. Bên cạnh đó, Thanh Hóa tiếp tục đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp mới gồm Thạch Quảng, Ngọc Lặc, Bãi Trành để chuẩn bị điều kiện cho thu hút các dự án đầu tư giai đoạn sau 2020. Đồng thời, phát triển các cụm công nghiệp theo hướng hình thành các cụm chuyên ngành, đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 57 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.647 ha.

Hiện nay, cùng với đầu tư phát triển KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng KCN Lam Sơn - Sao Vàng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp theo hướng công nghệ cao.

Khu vực Lam Sơn - Sao Vàng có quan hệ thuận lợi với các thành phố công nghiệp phát triển là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vinh (Nghệ An) và cả vùng Tây Bắc nước bạn Lào thông qua Quốc lộ 47, đường Hồ Chí Minh, đường 15A và đường hàng không. Tỉnh Thanh Hóa đã có chủ trương phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng thành một tổ hợp đô thị công - nông nghiệp công nghệ cao - du lịch làm động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là khu vực miền Tây.

KKT Nghi Sơn được xây dựng với mục tiêu phát triển trở thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Đến nay, KKT Nghi Sơn đã thu hút được 163 dự án đầu tư, trong đó: 150 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký khoảng 108.750 tỷ đồng và 13 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký khoảng 12,57 tỷ USD. Tỉnh Thanh Hóa ưu tiên cao nhất cho đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của KKT Nghi Sơn, như các công trình: Bến cảng, đê chắn sóng, nạo vét luồng tàu, các trục giao thông chính, hệ thống cấp nước, cấp điện, các khu tái định cư....

Để phát triển các KCN, thời gian qua các ngành có liên quan của tỉnh, Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh Thanh Hóa, chính quyền các địa phương đã tăng cường công tác lập quy hoạch chi tiết, quản lý quy hoạch. Đồng thời, tăng cường xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tập đoàn trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại các KCN. Đặc biệt, tỉnh Thanh Hóa luôn cam kết đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh. Có thể thấy, thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước đã đến tìm hiểu cơ hội, triển khai đầu tư, ký biên bản ghi nhớ đầu tư, hợp tác xúc tiến đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh.

Hoàng Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]