(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau 2 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030, bước đầu Thanh Hóa đã đạt được những kết quả, nhất là thực hiện đánh giá, xếp hạng chương trình trên địa bàn. Báo Văn hóa & Đời sống đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Công Anh (trong ảnh)- Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh xoay quanh chủ đề trên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa: Sau 2 năm thực hiện chương trình OCOP

Sau 2 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030, bước đầu Thanh Hóa đã đạt được những kết quả, nhất là thực hiện đánh giá, xếp hạng chương trình trên địa bàn. Báo Văn hóa & Đời sống đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Công Anh (trong ảnh)- Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh xoay quanh chủ đề trên.

Ông Bùi Công Anh - Phó Chánh Văn Phòng Điều Phối NTM tỉnh trao đổi với PV Báo VH&ĐS..JPG

- PV: Xin ông cho biết kết quả của chương trình OCOP Thanh Hóa sau 2 năm thực hiện?

- Ông Bùi Công Anh: Chương trình OCOP được xác định là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, tạo điều kiện, động lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các sản phẩm khu vực nông thôn đạt tiêu chuẩn chất lượng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời giúp người dân nông thôn nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững...

Mặc dù mới được triển khai trong thời gian ngắn song Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn tới cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của chương trình. Các địa phương trong tỉnh đã hướng dẫn, vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất - kinh doanh quan tâm xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại sản phẩm. Thông qua nguyên tắc và chương trình OCOP đã lựa chọn, đánh giá, xếp hạng được 30 sản phẩm đạt chuẩn sản phẩm OCOP cấp tỉnh (có 6 sản phẩm đạt 4 sao và 24 sản phẩm đạt 3 sao). Dự kiến, đến hết năm 2020, Thanh Hóa có 53 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh và 1 sản phẩm được đề xuất sản phẩm quốc gia.

- PV: Để các sản phẩm OCOP thực sự đi vào cuộc sống, Thanh Hóa đã đề ra những giải pháp nào thưa ông?

- Ông Bùi Công Anh: Với mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025 có 120 sản phẩm được xếp hạng từ 3 - 4 sao, có ít nhất 3 sản phẩm được xếp hạng 5 sao, vì thế trong thời gian tới, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa một số giải pháp sau:

Thứ nhất, ban hành chính sách hỗ trợ để thực hiện Chương trình OCOP, định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ, quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hỗ trợ các khâu: hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, tín dụng...

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn Chương trình OCOP đến hệ thống cán bộ quản lý các cấp và các chủ thể sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP; đưa chương trình vào nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền địa phương để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện.

Thứ ba, quan tâm hỗ trợ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, hoàn thiện nâng cấp các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP, đẩy mạnh các hoạt động xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá đối với các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn...

Xin cám ơn ông!

Thanh Thúy


Thanh Thúy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]