(vhds.baothanhhoa.vn) - Nông nghiệp vốn được xem là lĩnh vực đầu tư có tính rủi ro cao, hiệu quả thấp, thời gian thu hồi vốn chậm. Do đó, các doanh nghiệp “ngại” đầu tư vào lĩnh vực này. Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục những bất cập trên, đồng thời có thể khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (Bài cuối): Sức hút từ tiềm năng, lợi thế và cơ hội

Nông nghiệp vốn được xem là lĩnh vực đầu tư có tính rủi ro cao, hiệu quả thấp, thời gian thu hồi vốn chậm. Do đó, các doanh nghiệp “ngại” đầu tư vào lĩnh vực này. Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục những bất cập trên, đồng thời có thể khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn, riêng đất trồng lúa có trên 120.000ha. Trong 5 năm qua, do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, với nhiều chính sách, cơ chế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nên năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao đã có nhiều mô hình sản xuất mới, tạo việc làm, nâng cao thu nhập trên một đơn vị canh tác và thu nhập của nông dân. Đặc biệt là việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, gắn kết sản xuất với tiêu thụ và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn. Nhiều mô hình đã chứng minh các ưu điểm, hiệu quả kinh tế của việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

Tuy nhiên, cần phải thẳng thắn đánh giá việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Thanh Hoa vẫn còn nhiều hạn chế, tiến độ cơ giới hóa ở một số khâu còn chậm, công nghệ cơ giới hóa thấp, chưa đồng bộ ở các khâu sản xuất; trong khi đó đầu tư ban đầu cho cơ giới hóa lại khá cao, nhất là những máy móc, thiết bị nhập từ nước ngoài. Vì thế nhà nông và doanh nghiệp đầu tư còn hạn chế.

Từ những khó khăn, bất cập trong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đã đến lúc cần có thêm chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp về cơ chế, nguồn lực để tạo sức hút mạnh mẽ hơn. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó đối tượng được ưu tiên hỗ trợ là các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong Quyết định số 5643 ngày 31/12/2015 về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020, của UBND tỉnh đã có riêng một chính sách hỗ trợ mặt bằng cho các doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp có dự án đầu tư các cơ sở chế biến nông, lâm sản, các cơ sở giết mổ tập trung, các cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, cá rô phi đơn tính trên địa bàn tỉnh, bảo đảm các điều kiện được nêu cụ thể trong quyết định, sẽ được tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng sạch để xây dựng.

Diễn đàn đầu tư, kết nối giao thương là một trong những hoạt động thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 16 ngày 20/4/2015 của BCH Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, các sở, ban, ngành có liên quan và chính quyền các địa phương hiện đang tích cực thực hiện tích tụ đất đai, bố trí quỹ đất tập trung để doanh nghiệp đầu tư sản xuất quy mô lớn; tiếp tục triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa về các thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Cùng với đó, Sở NN&PTNT và các địa phương đang chú trọng mời gọi các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo phương thức tập trung, quy mô lớn và sản xuất theo chuỗi.

Có thể nói, việc ban hành chính sách về phát triển nông nghiệp được xem như cú “hích” kích thích, thúc đẩy sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Đình Hiệu - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Để các chính sách thực sự đi vào cuộc sống thì cần có sự nỗ lực hơn nữa từ phía các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực đầu tư và sự vào cuộc tích cực của các địa phương, nhất là đối với công tác cải cách hành chính; tập trung huy động nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân về tầm quan trọng của sự liên kết trong sản xuất, kinh doanh”.

Việc có thêm chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, được đánh giá là “chìa khóa” để khai thác tiềm năng, nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn. Tuy nhiên, để đảm bảo cho chính sách được nêu trong nghị quyết có tính thực tiễn, khả thi và đem lại hiệu quả cao, thực sự là đòn bẩy khuyến khích các doanh nghiệp thì Thanh Hóa còn rất nhiều việc phải làm.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]