Thời gian tới, trong bối cảnh chúng ta tiếp tục thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc triển khai thực hiện cam kết hội nhập ở các FTA thế hệ mới quan trọng như CPTPP và EVFTA, việc phát triển thị trường bền vững và toàn diện càng trở nên cấp thiết hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thúc đẩy liên kết doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Thời gian tới, trong bối cảnh chúng ta tiếp tục thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc triển khai thực hiện cam kết hội nhập ở các FTA thế hệ mới quan trọng như CPTPP và EVFTA, việc phát triển thị trường bền vững và toàn diện càng trở nên cấp thiết hơn.

Liên kết doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuât và chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu là tất yếu hiện nay (Ảnh: HNV)

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đề nghị cần tập trung xử lý một số giải pháp cụ thể gồm:

Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện các FTA

Các FTA, đặc biệt là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cần được triển khai thực hiện trên cơ sở kế hoạch cụ thể, rõ ràng nhằm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường.

Theo đó, tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động truyên truyền phổ biến thông tin tới cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng dưới nhiều hình thức khác nhau như hội nghị, hội thảo, tập huấn cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, báo chí... Nội dung thông tin tuyên truyền cần sâu hơn và thực chất hơn nữa, không chỉ tập trung vào các cam kết trong các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan, quy tắc xuất xứ, dịch vụ và đầu tư... mà cả cam kết về các biện pháp phi thuế quan, phòng vệ thương mại... vốn đã và đang trở thành các rào cản phức tạp đối với các doanh nghiệp khi muốn tiếp cận thị trường của nhiều nước trong các nước FTA nói chung và các nước thành viên CPTPP nói riêng. Trong đó, sẽ chú trọng phối hợp với các Hiệp hội, ngành hàng và địa phương để tập huấn quy tắc xuất xứ theo nhóm hàng hoặc theo thế mạnh xuất khẩu của từng địa phương, doanh nghiệp.

Đồng thời, tiếp tục rà soát và sửa đổi hệ thống pháp luật để thực thi cam kết trong các FTA, đặc biệt là các FTA vừa có hiệu lực thực thi như CPTPP. Theo đó, tiếp tục đồng bộ hóa khung khổ pháp luật, bổ sung, sửa đổi các quy định hiện hành theo hướng đưa toàn bộ hệ thống pháp luật kinh tế của ta ngày càng phù hợp hơn với triết lý "mở" của hội nhập, từ đó đem lại tác động cùng chiều và giúp các doanh nghiệp gia tăng năng lực để nắm bắt các cơ hội do hội nhập đem lại.

Bên cạnh đó, tiếp tục đơn giản hóa, hiện đại hóa hoạt động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); tổ chức thực hiện và theo dõi triển khai việc phân luồng doanh nghiệp trong quy trình cấp C/O ưu đãi; đẩy mạnh cấp C/O qua Internet.

Xử lý tốt các vấn đề về phòng vệ thương mại

Các vấn đề về phòng vệ thương mại (PVTM), hàng rào kỹ thuật trong hoạt động thương mại, đặc biệt là các quy định và tiêu chuẩn về môi trường, biến đổi khí hậu, lao động và xã hội đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam cần phải được chú trọng xử lý tốt. Tăng cường các biện pháp chống gian lận xuất xứ để bảo vệ các ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trước rủi ro của những vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp PVTM. Cho đến nay, hàng xuất khẩu của ta đã phải đối mặt với hơn 150 vụ việc PVTM do 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khởi xướng điều tra với sự tập trung vào các vấn đề về chống bán phá giá, tự vệ, chống trợ cấp... Đây không phải là vấn đề mới, nhưng là vấn đề khó và đang trở thành những rào cản xuất khẩu nhưng ta đã có sự chủ động, tích cực phối hợp với các Hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp trong hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vấn đề này.

Thời gian qua, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành đấu tranh trên phương diện pháp lý bằng cách kiến nghị Chính phủ đưa vụ việc ra Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO khi các biện pháp các nước áp dụng có dấu hiệu vi phạm quy định WTO. Hiện nay, Bộ Công Thương đang chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Hiệp hội VASEP và các doanh nghiệp xử lý 02 vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO liên quan đến: (i) thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với cá tra và (ii) Chương trình Giám sát cá da trơn của Hoa Kỳ. Trong quá trình xử lý 2 vụ việc đó, Bộ Công Thương đã thông qua nhiều kênh khác nhau trao đổi, thảo luận, đề xuất với Hoa Kỳ để tìm kiếm giải pháp cho vụ việc, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp. Các nỗ lực này cũng góp phần vào việc mới đây Hoa Kỳ đã công nhận hệ thống kiểm tra cá da trơn (cá basa) của ta đủ điều kiện tương đương với Hoa Kỳ, đảm bảo cá basa của ta được xuất khẩu ổn định sang thị trường này. Nhờ đó, Việt Nam đã thu được một số kết quả tích cực trong các vụ việc trên, cụ thể: (i) kháng kiện thành công (không áp dụng biện pháp/không gia hạn áp dụng biện pháp) đối với 57/137 vụ việc đã kết thúc điều tra, chiếm tỷ lệ khoảng 42%; (ii) đảm bảo nhiều mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng như cá basa, tôm... tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU... vớithuế suất bằng 0% hoặc ở mức rất thấp; (iii) khiếu kiện 5 vụ ra Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, trong đó 3 vụ đã kết thúc (với kết quả tích cực). Các nỗ lực nêu trên về PVTM đã góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu, hỗ trợ phát triển xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

Tới đây, để đối phó hiệu quả hơn đối với các vấn đề này, cần: (i) Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp PVTM áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, kể cả các vụ điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM; Hàng tuần có bản tin cảnh báo sớm để đăng tải công khai, đồng thời gửi các Hiệp hội doanh nghiệp để phổ biến cho các doanh nghiệp. (ii) Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về PVTM nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong việc chủ động sử dụng và ứng phó hiệu quả với các biện pháp PVTM để bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của mình. (iii) Đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn, tư vấn doanh nghiệp cách thức ứng phó với các vụ kiện do nước ngoài khởi xướng; (iv) Chủ động làm việc, phối hợp, kể cả đấu tranh với các cơ quan điều tra nước ngoài ngay từ giai đoạn điều tra ban đầu để bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam, giảm thiểu tác động bất lợi của biện pháp; (v) Tăng cường công tác hậu kiểm tại tổ chức cấp C/O và các doanh nghiệp đề nghị cấp C/O. Chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu trong trường hợp có yêu cầu xác minh xuất xứ nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp mượn xuất xứ Việt Nam để tránh việc giả mạo xuất xứ.

Thúc đẩy liên kết doanh nghiệp để phát triển mạng lưới chuỗi giá trị (Ảnh: HNV)

Làm tốt cả thị trường trong và ngoài nước

Đổi mới toàn diện công tác xúc tiến thương mại hỗ trợ tiếp cận thị trường ngoài nước, phát triển thị trường trong nước cho các doanh nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng của các hoạt động có tác dụng lâu dài như đào tạo kỹ năng, giảm tỷ trọng của các hoạt động chỉ có tác dụng nhất thời như hội chợ, triển lãm; chú trọng các chương trình xúc tiến thương mại trung và dài hạn hướng vào một mặt hàng, một thị trường cho tới khi đạt kết quả cụ thể; hỗ trợ thâm nhập thị trường nước ngoài đối với thương hiệu các hàng hóa đặc trưng thuộc chương trình thương hiệu quốc gia; ưu tiên các hoạt động giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam; hỗ trợ phát triển các thị trường ngách đối với một số sản phẩm có giá trị gia tăng cao sang các thị trường tiềm năng.

Thêm vào đó, để hiện thực hóa thành công các cơ hội cũng như vượt qua được thách thức, sức ép từ hội nhập thì vấn đề cấp bách đặt ra là chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy kinh doanh thích nghi với bối cảnh mới, tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin và linh hoạt trong việc tiếp cận, tận dụng cơ hội, tìm hiểu thông tin, chuẩn bị cho mình một tâm thế cạnh tranh khu vực và quốc tế, có tư duy sáng tạo, đổi mới và sự nhạy bén trong kinh doanh, có kế hoạch xây dựng năng lực, đặc biệt về thương hiệu hay uy tín và chất lượng để làm ăn quy mô và dài hạn trong tương lai. Song song với đó, việc đầu tư xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao rất quan trọng, là yếu tố không thể thiếu được. Chỉ khi doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo cam kết thì những ưu đãi thuế quan mới phát huy được hiệu quả, phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp mới thực sự bền vững.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]