(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm qua, Thanh Hóa đang dần khẳng định vị thế của mình trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển thương mại nội địa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thúc đẩy phát triển thương mại nội địa

Những năm qua, Thanh Hóa đang dần khẳng định vị thế của mình trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển thương mại nội địa.

Năm 2019 có thể nói là năm thành công rực rỡ, khi Thanh Hóa phát triển toàn diện, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt 17,15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Tỉnh Thanh Hóa được đánh giá là thị trường bán lẻ tiềm năng với dân số xếp thứ 3 toàn quốc, đây là một lợi thế không nhỏ trong việc thúc đẩy, phát triển thương mại nội địa, tạo điều kiện các cá nhân, tổ chức phát triển hệ thống phân phối kinh doanh trên địa bàn, cả về thương mại truyền thống cũng như mạnh dạn đầu tư, phát triển hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ theo phương thức hiện đại, tiện ích, chuyên nghiệp.

Thời gian qua, ngành chức năng của tỉnh đã tiến hành nhiều chương trình, hội thảo, phối hợp các đơn vị triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nội địa, nhất là trong các dịp lễ, tết, dịp cuối năm. Hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa, tập trung các chuỗi mặt hàng nông sản, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm truyền thống... phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân. Đồng thời triển khai các chương trình kết nối cung - cầu hàng hóa và bình ổn thị trường tạo nguồn hàng dồi dào và giá cả ổn định cho người tiêu dùng.

Các mặt hàng tiêu dùng đa dạng, đáp ứng nhu cầu người dân.

Thanh Hóa hiện có 5 trung tâm thương mại, trong đó có 1 trung tâm thương mại công nhận hạng I, 1 trung tâm thương mại hạng III; 100 cơ sở đáp ứng điều kiện, tiêu chí loại hình thương mại hiện đại siêu thị như: VinMart, Điện máy xanh, Mediamart, Thế giới di động, 20 siêu thị (4 siêu thị hạng I, 4 siêu thị hạng II, 12 siêu thị hạng III). Những đơn vị này nhanh chóng được người tiêu dùng chấp nhận bởi sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại đây, hàng hóa không chỉ phân phối tại một địa điểm cố định mà có thể tiêu thụ trong toàn bộ hệ thống của đơn vị đó. Hiện nay, hệ thống siêu thị vừa và nhỏ gần như phủ rộng khắp trên địa bàn tỉnh, từ đồng bằng cho đến vùng miền núi.

Thời gian qua, ngành chức năng cũng tăng cường mối quan hệ giữa phát triển thương mại trong tỉnh với các hệ thống phân phối hàng hóa, đảm bảo tốt nhu cầu tiêu dùng người dân trong tỉnh, kiểm soát các nguồn hàng nhập khẩu nhằm hạn chế tình trạng gian lận thương mại, hàng kém chất lượng... Nhìn chung, thị trường hàng hóa trong tỉnh, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng khá bình ổn; nguồn cung dồi dào, đa dạng và có sự ổn định. Đặc biệt, giá hàng hóa không có biến động lớn, sức mua trên thị trường đang có sự phục hồi...

Ông Trần Hoàn - Phó Giám đốc chi nhánh Siêu thị Co.op Mart Thanh Hóa, chia sẻ: “ Mặc dù thời gian qua, dịch bệnh diễn biến phức tạp, một số mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nề, tuy nhiên các loại hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người dân vẫn ổn định. Siêu thị sẽ cố gắng hết sức nhằm đảm bảo cân đối cung – cầu”.

Đánh giá của Phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương), năm 2019, tổng mức luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 108.675 tỷ đồng, vượt 3,5 % so với kế hoạch. Trong 3 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng mặc dù tiếp tục duy trì tăng trưởng, song mức tăng trưởng đã chậm lại, nguyên nhân một phần do ảnh hưởng dịch bệnh; lũy kế 3 tháng đầu năm ước đạt 27.493 tỷ đồng, tăng 3,4 % so cùng kỳ... Điểm nổi bật trong công tác quản lý thương mại trên địa bàn tỉnh là kiểm tra, kiểm soát, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm gian lận thương mại, thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển hàng hóa. Đặc biệt là thẩm định, cấp phép đối với các mặt hàng kinh doanh có điều kiện.

Lãnh đạo Sở Công thương cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với đơn vị liên quan chú trọng nâng cao năng lực hỗ trợ, cung cấp dịch vụ hậu cần trong hoạt động thương mại, phát triển đa dạng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia tăng quy mô, mở rộng phạm vi thương mại, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phát triển nhanh các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, nhất là kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại phục vụhoạt động bán buôn các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp; tạo lập các kênh, luồng lưu thông hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Phát triển vùng sản xuất tập trung, phát triển nhanh các loại hình bán lẻ hiện đại kết hợp với củng cố, nâng cao trình độ văn minh của loại hình chợ truyền thống, cửa hàng... Tiếp tục mở rộng, nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng, làng nghề, tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong việc hỗ trợ doanh nghiệp; xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường. Tại các khu vực đô thị lớn, trung tâm vùng miền, tập trung phát triển hệ thống hạ tầng thương mại hài hòa, đồng bộ giữa hạ tầng thương mại hiện đại và truyền thống. Xây dựng mạng lưới các trung tâm thương mại, siêu thị, kho bảo quản, chợ đầu mối nhằm tạo hạt nhân phát triển thương mại - dịch vụ, song song phát triển các cửa hàng thương mại, chợ phục vụ dân sinh tại chỗ...

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]