(vhds.baothanhhoa.vn) - Chuyện thiếu nguyên liệu của các doanh nghiệp, nhà máy chế biến thủy sản đã không còn là câu chuyện mới. Khi thủy sản được xuất khẩu, nhiều nhà máy chế biến thủy sản ra đời, nguyên liệu trong tỉnh không đáp ứng kịp nhu cầu chế biến.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tìm nguyên liệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Chuyện thiếu nguyên liệu của các doanh nghiệp, nhà máy chế biến thủy sản đã không còn là câu chuyện mới. Khi thủy sản được xuất khẩu, nhiều nhà máy chế biến thủy sản ra đời, nguyên liệu trong tỉnh không đáp ứng kịp nhu cầu chế biến.

Từ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cơ bản ổn định, đa số các mặt hàng xuất khẩu đều tăng trưởng so với cùng kỳ. Giá trị chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 47,14 triệu USD, tăng 7,08% so với cùng kỳ. Các sản phẩm có sản lượng lớn, như: Nước mắm 32,4 triệu lít, thủy sản đông lạnh 19.829 tấn, chả cá surimi 315 tấn, bột cá 18.896 tấn...trong đó nhiều sản phẩm như: Chả cá, tôm - ngao - cá - mực đông lạnh được xuất khẩu đi Nhật Bản và nhiều nước châu Âu.

Theo quy hoạch, đến năm 2020 chế biến thủy sản Thanh Hoá sẽ trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn sản lượng thuỷ, hải sản chế biến xuất khẩu toàn tỉnh đạt gần 46.000 tấn, tiêu thụ nội địa đạt trên 60.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 110 triệu USD. Thế nhưng, đến nay ngành công nghiệp này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Toàn tỉnh hiện có gần 50 doanh nghiệp và 1.300 cơ sở chế biến thủy hải sản đang hoạt động với các sản phẩm chính như: Nước mắm, ngao, tôm, mực, cá đông lạnh, chả cá surimi, bột cá xuất khẩu…Hiện nay, hầu hết các cơ sở chế biến thủy hải sản đều hoạt động ở quy mô nhỏ, hộ gia đình, công nghệ sản xuất lạc hậu nên chủ yếu thực hiện sơ chế, cấp đông, gia công nguyên liệu, giá trị sản phẩm không cao.

Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến không ổn định. Toàn tỉnh vẫn chưa xây dựng được các vùng nguyên liệu tập trungphục vụ chế biến, chưa hình thành được các trung tâm chế biến thủy sản. Sản lượng chế biến thủy sản đông lạnh toàn tỉnh hàng năm mới đạt khoảng 37 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm khoảng 5% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.

Hoạt động chế biến thủy sản ở Thanh Hóa đều trong tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào.

Hơn 30 tàu thuyền được Công ty TNHH Lê Hồng Phát (TP Thanh Hóa) cho ứng tiền mua dầu mỡ trị giá nhiều tỷ đồng để bán hàng cho công ty cũng không chịu thực hiện đúng hợp đồng. Chính vì thế, công ty này chỉ hoàn thành 50% chỉ tiêu xuất khẩu. Không thể chỉ trông chờ vào nguồn nguyên liệu đánh bắt ngoài khơi, các công ty xuất khẩu thủy sản quay sang đầu tư nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Thanh Hóa đã đầu tư nhiều tỷ đồng cho các hộ nuôi trồng nhưng vẫn không thể đủ nguyên liệu chế biến, thời kỳ cao điểm, nhà máy chế biến của công ty chỉ hoạt động được gần 50% công suất (tương đương 1.200 tấn/năm).

Nhà máy Chế biến hải sản và Xuất khẩu đá lạnh Nghi Sơn (xã Hải Thanh, Tĩnh Gia) của Công ty CP Sông Việt Thanh Hóa, công suất chế biến 250 tấn cá tươi/năm. Để chủ động nguồn nguyên liệu, nhà máy đã đầu tư cho đội tàu dịch vụ hậu cần gồm 65 tàu cá, với số vốn trung bình từ 500-800 triệu đồng/tàu để thu mua nguyên liệu tại các vùng biển trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm, nhà máy chỉ thu mua được hơn 50 tấn cá nguyên liệu, đáp ứng được 20% công suất. Ông Đới Sỹ Quế - Giám đốc nhà máy cho biết: “Thực tế, từ năm 2012 đến nay, giá thu mua nguyên liệu đã tăng gấp đôi, tuy nhiên do trong vùng có quá nhiều nhà máy sản xuất bột cá dẫn đến tình trạng cạnh tranh nguồn nguyên liệu gay gắt”.

Để đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình chế biến, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chính sách khuyến khích hoạt động khai thác xa bờ và thu mua trên biển. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật nghề cá được quan tâm với 3 cảng cá, 4 bến cá, 3 âu trú bão hiện đại được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng hiệu quả. Toàn tỉnh hiện có hơn 7.400 tàu thuyền khai thác trên biển với tổng công suất gần 561.500 CV; trong đó 1.783 phương tiện có công suất từ 90 CV trở lên, chuyên khai thác khơi xa. Hiện các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh thủy sản đang tích cực cùng với các ngành chức năng của tỉnh và các địa phương ven biển khắc phục các khuyến cáo của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với ngành thủy sản Việt Nam. Đồng thời, tập trung thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến theo kế hoạch. Chủ động tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh để quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hoàng Lan


Hoàng Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]