(vhds.baothanhhoa.vn) - Dưới tác động tổng hòa của các chính sách dân tộc và các chương trình giảm nghèo khác, tín dụng chính sách xã hội đã, đang góp phần không nhỏ làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) miền núi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vốn vay tín dụng góp phần thực hiện chính sách dân tộc

Dưới tác động tổng hòa của các chính sách dân tộc và các chương trình giảm nghèo khác, tín dụng chính sách xã hội đã, đang góp phần không nhỏ làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) miền núi.

Đến nay, vốn tín dụng chính sách xã hội đã triển khai 19 chương trình với tổng dư nợ đạt 8.175,8 tỷ đồng với 282 nghìn hộ vay, chiếm khoảng 29% tổng số hộ toàn tỉnh. Vốn tín dụng chính sách phần lớn được tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; chú trọng ưu tiên, tập trung vốn vay cho hộ nghèo và đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cải thiện đời sống từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững.

Theo ông Hồ Minh Hoàn - Giám đốc NHCSXH huyện Bá Thước: “Tính đến hết tháng 6/2017, tổng dư nợ toàn huyện đạt 361.123 triệu đồng, có 13.652 hộ đồng bào vay còn dư nợ, bình quân dư nợ đạt 26 triệu đồng/hộ”.

Có nguồn vốn vay của NHCSXH, nhiều hộ dân đã đầu tư mở các mô hình chăn nuôi, mua con giống mới chất lượng, trồng các loại cây trồng mang lại thu nhập cao. Điển hình là hộ gia đình bà Hà Thị Ển, thôn Mý, xã Ái Thượng được vay 40 triệu đồng từ NHCSXH đã nuôi trâu, dê và phát triển trồng rừng. Đến nay gia đình đã thoát nghèo, thu nhập bình quân 60 triệu đồng/năm.

Vốn tín dụng chính sách đã góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa miền núi với đồng bằng, đảm bảo công bằng xã hội. Đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS đã có 53,3 nghìn hộ được vay vốn phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, yên tâm bám đất, bám bản. Đặc biệt sau khi Chính phủ có Nghị quyết 30a, các chương trình tín dụng ưu đãi do NHCSXH thực hiện thực sự là kênh dẫn vốn quan trọng, được xem là “bà đỡ” cho các đối tượng.

Vốn vay NHCSXH đã và đang góp phần quan trọng trong công tác thực hiện chính sách dân tộc.

Tại huyện Mường Lát, tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả, giúp cho cả ngàn hộ đồng bào DTTS thoát nghèo nhanh, bền vững. Hộ gia đình anh Lương Văn Thu, bản Nàng 1, xã Mường Lý là hộ tiêu biểu về phát triển kinh tế của xã. Năm 2005, anh Thu được tiếp cận vay 5 triệu đồng của NHCSXH. Năm 2008, anh vay thêm 10 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo. Anh đã mạnh dạn mở mô hình nuôi bò, phát triển kinh tế chăn nuôi. Hiện anh Thu đã trả xong nợ và xây cất được căn nhà trị giá 200 triệu đồng, trong chuồng trại của gia đình anh đang có 13 con bò.

Được biết, để quá trình giảm nghèo được thực hiện nhanh và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng thêm các đối tượng cận nghèo và mới thoát nghèo; chương trình vay vốn HSSV mở rộng thêm đối tượng là hộ có thu nhập tối đa không quá 150% thu nhập bình quân của hộ nghèo, hộ khó khăn đột xuất về tài chính.Đồng thời bổ sung thêm nhiều chương trình cho vay mới như cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (năm 2007), cho vay xây dựng nhà ở (năm 2009), cho vay trồng rừng (năm 2013)...

Ông Lương Văn Tưởng - Trưởng ban Dân tộc tỉnh khẳng định: Nguồn vốn vay từ NHCSXH đã góp phần to lớn trong công tác giảm nghèo của tỉnh suốt 15 năm qua. Điều đó được minh chứng bằng việc hàng ngàn lượt hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất; vay vốn làm nhà ở; công trình NSVSMT; vay vốn xuất khẩu lao động... Không chỉ vậy, vốn vay NHCSXH đã góp phần tạo niềm tin của người dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Song, vùng đồng bào DTTS Thanh Hóa còn nhiều khó khăn, trong thời gian tới ngành NHCSXH cần nghiên cứu nâng mức vay, mở rộng thêm đối tượng vay, tạo điều kiện cho bà con nhân dân được tiếp cận nhiều hơn nữa các chương trình tín dụng, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]