(vhds.baothanhhoa.vn) - Để chung tay xoa dịu nỗi đau do mưa lũ và sạt lở gây ra với bà con nhân dân các huyện Mường Lát, Cẩm Thủy... đồng thời có phương án hỗ trợ kip thời, đối với những khách hàng vay vốn ngân hàng bị thiệt hại, Agribank Thanh Hóa đang nỗ lực trong công tác rà soát, lên phương án đề xuất các giải pháp hỗ trợ, giúp khách hàng sớm vượt qua khó khăn, tiếp tục duy trì và ổn định sản xuất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Agribank Thanh Hóa đồng hành cùng bà con vùng lũ

Để chung tay xoa dịu nỗi đau do mưa lũ và sạt lở gây ra với bà con nhân dân các huyện Mường Lát, Cẩm Thủy... đồng thời có phương án hỗ trợ kip thời, đối với những khách hàng vay vốn ngân hàng bị thiệt hại, Agribank Thanh Hóa đang nỗ lực trong công tác rà soát, lên phương án đề xuất các giải pháp hỗ trợ, giúp khách hàng sớm vượt qua khó khăn, tiếp tục duy trì và ổn định sản xuất.

Theo đó, đại diện lãnh đạo Agribank Thanh Hóa đã trao số tiền 300 triệu đồng hỗ trợ người dân vùng lũ huyện Cẩm Thủy, Mường Lát... Toàn bộ số tiền được trích từ nguồn đóng góp thực hiện công tác an sinh xã hội của cán bộ, nhân viên và người lao động Agribank Thanh Hóa.

Ngoài ra, theo lãnh đạo Agribank cho biết, điều quan trọng nhất lúc này phải tiến hành ra soát lại các hộ khách hàng vay vốn bị thiệt hại, nắm bắt tâm tư, nhu cầu để có định hướng chung tay giúp đỡ bà con. Nhiều hộ gia đình bị thiệt hại nặng nề đang cố gắng khôi phục lại sản xuất nhưng không khỏi băn khoăn, lo lắng về tiền lãi, tiền nợ rồi sẽ lấy gì để trả.

Hộ gia đình ông Lê Xuân Lâm (thị trấn Cẩm Thủy) cho biết: Đã đến kỳ trả lãi ngân hàng nhưng không biết sẽ trả lãi như thế nào khi toàn bộ 7ha bí đao được đầu tư từ nguồn vốn vay ngân hàng đã hoàn toàn mất trắng sau lũ lụt. Nguồn vốn đầu tư cạn kiệt, dư nợ ngân hàng còn hơn 900 triệu đồng. Tính tổng thiệt hại của gia đình lên tới 2,8 đến 3 tỷ đồng. Để có thể khôi phục lại được sản xuất, gia đình ông Lâm mong muốn phía ngân hàng sớm có chính sách giãn nợ hoặc hỗ trợ vay mới để bà con có thể gây dựng lại sản xuất.

Trong khi đó, hộ gia đình anh Phạm Văn Thu, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy vay hơn 300 triệu đồng vay vốn của Agrbank để đầu tư vào phát triển chăn nuôi lợn, gà... Nhưng đau xót khi lũ lụt đã cuốn toàn bộ trang trại với gần 60 con lợn thịt, lợn nái và hơn 500 con gà. Anh Thu mếu máo: "Năm 2017 tôi vay 250 triệu đồng cũng bị lũ lụt cuốn trôi hết, năm 2018 ngân hàng cho vay 300 triệu đồng lũ dữ lại một lần nữa cuốn bay. Dẫu biết đó là thiên tai, song phía ngân hàng đã kịp thời quan tâm động viên gia đình bước đầu dọn dẹp chuồng trại và chuẩn bị vào sản xuất lứa mới,... tôi mong ngân hàng sớm tạo điều kiện để giãn nợ, vay mới để đầu tư vốn khôi phục sản xuất".

Theo thống kê sơ bộ, chỉ tính riêng của Agribank Thanh Hóa, đợt lũ lụt vừa qua đã khiến cho hơn 7.200 khách hàng vay vốn bị thiệt hại với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng. Trong đó tập trung ở các huyện Cẩm Thủy, Yên Định, Quan Hóa và Mường Lát... Điều đáng lo ngại là đa số các hộ vay vốnsản xuất nông nghiệp là hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn... Khi thiên tai, lũ lụt xảy ra, tài sản, tư liệu sản xuất của họ gần như mất trắng, hiện các hộ đang trông chờ được hỗ trợ nguồn vốn vay mới để đầu tư tái sản xuất.

Được biết, trước những khó khăn của người dân các địa phương vùng lũ lụt, hiện nay, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đang tập trung rà soát, thống kê đánh giá mức độ thiệt hại của khách hàng. Trên cơ sở đó xây dựng đề xuất phương án cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, hướng dẫn người dân thực hiện hồ sơ vay bổ sung nguồn vốn để tái sản xuất, sớm ổn định sản xuất, thực hiện trả được nợ cũ và nợ mới cho ngân hàng.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]