(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Từ khi Nhà máy Thuỷ điện Bá Thước 2 tích nước, hơn 130 giếng nước sinh hoạt của người dân thuộc 2 xã Lâm Xa, Lương Ngoại (Bá Thước) đã bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây bị đảo lộn. Tình trạng này diễn ra đã hơn 2 năm nhưng nguyên nhân vì đâu và trách nhiệm thuộc về ai vẫn chưa được các cơ quan chức năng xác định rõ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bá Thước: Gần 140 giếng nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn, ai chịu trách nhiệm?

(VH&ĐS) Từ khi Nhà máy Thuỷ điện Bá Thước 2 tích nước, hơn 130 giếng nước sinh hoạt của người dân thuộc 2 xã Lâm Xa, Lương Ngoại (Bá Thước) đã bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây bị đảo lộn. Tình trạng này diễn ra đã hơn 2 năm nhưng nguyên nhân vì đâu và trách nhiệm thuộc về ai vẫn chưa được các cơ quan chức năng xác định rõ.

Đã hơn 2 năm nay, hàng ngày bà Hà Thị Thành ở phố 2, xã Lâm Xa vẫn phải đi xin nước về dùng. Bà Thành bức xúc: “Trước đây nhà tôi có giếng khơi nước trong lắm! Nhưng từ khi công trình thủy điện Bá Thước 2 tích nước, nước giếng dâng cao và đục, ô nhiễm không thể sử dụng được, khiến cuộc sống sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn”.

Bí thư Đảng ủy xã Lâm Xa Nguyễn Văn Lai cho biết: Năm 2014 theo thống kê của xã có 47 giếng nước bị ô nhiễm và đến thời điểm hiện tại con số này tăng lên 94 giếng. Việc ô nhiễm của các giếng nước người dân đã phản ánh với xã, trong thời gian tới Đảng ủy, UBND xã Lâm Xa sẽ đấu mối với các cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục để ổn định cuộc sống của người dân.

Tại xã Lương Ngoại hiện tượng nước giếng dâng cao và đục cũng diễn ra làm cho cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Chủ tịch UBND xã Lương Ngoại - Trương Mai Chưng cho biết: “Thời gian qua xã đã cử cán bộ chuyên môn xuống các thôn kiểm tra và xác định có 43 giếng của các hộ dân ven sông Mã bị ảnh hưởng khiến nước bị đục. Nước đục là vậy nhưng các hộ vẫn phải sử dụng bởi lẽ có đào cái mới cũng như vậy, mua máy lọc nước nhiều hộ chưa có điều kiện. Mong rằng các cấp cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết để bảo vệ quyền lợi của người dân”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Ấn - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bá Thước cho biết: Hiện tượng giếng nước bị ô nhiễm mà người dân phản ánh là có thật. Lúc đầu mới chỉ có ý kiến kiến nghị của các hộ dân ở xã Lâm Xa, nhưng vừa rồi thì các xã ở vùng phụ cận như Lương Ngoại và một số xã khác nữa đã tiếp tục có ý kiến.

Giếng nước đục và ô nhiễm không sử dụng được, nhiều hộ phải đi xin nước về sinh hoạt.

Theo lãnh đạo của Công ty Cổ phần Thủy điện Hoàng Anh Thanh Hóa, nguyên nhân dẫn đến tình trạng các giếng này bị ô nhiễm vẫn chưa được xác định, nên không thể nói là do công trình thủy điện Bá Thước 2 tích nước. Nếu như lỗi là thuộc về công ty sẵn sàng bồi thường cho người dân.

Và cũng theo một số thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được, thì khi tiến hành kiểm kê đền bù GPMB và đánh giá tác động môi trường do việc tích nước thủy điện, các công trình giếng nước sinh hoạt của người dân không hề được tính đến. Do vậy, khi xảy ra sự việc này các cơ quan chức năng đã không có một phương án nào để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng khắc phục tình trạng này.

Một điều đáng nói là, tháng 8 năm 2014, Công ty Thủy điện Hoàng Anh Thanh Hóa đã thuê một đơn vị kiểm định độc lập, kiểm định ngẫu nhiên 5 giếng nước tại phố 2 xã Lâm Xa. Kết quả là 4/5 giếng này đều không đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Tuy nhiên, đã gần 2 năm sau ngày có kết quả kiểm định, nguyên nhân vì sao 137 giếng nước bị ô nhiễm vẫn bị bỏ ngỏ, trách nhiệm của các bên có liên quan vẫn chưa được làm rõ.

Xuân Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]