(vhds.baothanhhoa.vn) - “Nếu không có Đảng, có quân đội rèn luyện, không có nhân dân chăm nuôi, bảo vệ thì làm sao ta có ngày hôm nay. Dù làm đến chức gì, ở vị trí cao đến mấy, không được quên quá khứ, không được quên nhân dân, ai quên quá khứ là quên chính mình”. Có phải, vì luôn tậm niệm “không được quên quá khứ, không được quên nhân dân” mà sinh thời, dù ở đâu, cương vị nào, cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng!

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Bác Phiêu sống tình cảm lắm”...

“Nếu không có Đảng, có quân đội rèn luyện, không có nhân dân chăm nuôi, bảo vệ thì làm sao ta có ngày hôm nay. Dù làm đến chức gì, ở vị trí cao đến mấy, không được quên quá khứ, không được quên nhân dân, ai quên quá khứ là quên chính mình”. Có phải, vì luôn tậm niệm “không được quên quá khứ, không được quên nhân dân” mà sinh thời, dù ở đâu, cương vị nào, cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng!

Cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu giản dị trong một lần về thăm quê hương Đông Khê (ảnh tư liệu)

Sau khi nghe tin nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu qua đời, nhận nhiệm vụ từ Tòa soạn, chúng tôi nhanh chóng lên đường tìm về xã Đông Khê (Đông Sơn) với những đề tài định sẵn. Tuy vậy, thay vì vào công sở gặp lãnh đạo xã để được giúp đỡ, là quyết định hỏi đường người dân để tìm về làng Thạch Khê Thượng - nơi “chôn rau cắt rốn” người con ưu tú của quê hương Thanh Hóa. Đến tư gia, nơi Cố Tổng Bí thư vẫn thường trở về nghỉ ngơi trong những chuyến về thăm quê, cửa cổng đóng im lặng lẽ, thi thoảng có tiếng chổi quét lá rụng.

Tôi tìm vào một nhà hàng xóm, câu chuyện về vị nguyên Tổng Bí thư của Đảng được người dân nơi dành tình cảm đặc biệt. Người dân quê vốn không quen kiểu ca ngợi xã giao, thay vào đó, bác Lê Đức Ấn và vợ cùng cất lời: “Bác Phiêu sống tình cảm lắm”! Không phải gọi “đồng chí” hay ông, hai tiếng “bác Phiêu” nghe thật gần gũi, thân thiện. Theo đó, từng là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, nên khi còn tại vị hay đã nghỉ hưu, mỗi lần bác Lê Khả Phiêu về quê luôn có các đồng chí cảnh vệ đi cùng. Vì thế, để được trực tiếp gặp gỡ, nói chuyện với bác không phải là điều dễ. Biết là thế, nhưng cứ nghe nói bác về thăm quê, nhân dân trong xóm vẫn thường rủ nhau đến nhà. Nếu không thể “tay bắt” trực tiếp thì chỉ nụ cười thân tình hay cái vẫy tay chào từ bác cũng khiến cho nhân dân xóm làng vui vẻ hiểu rằng bác Phiêu vẫn nhớ đến họ.

Và bác Ấn nhớ lại, có lần nhanh chân “lẻn” vào đoàn người đến thăm bác Phiêu, trong đó có cả lãnh đạo tỉnh, huyện, xã. "Sau khi mọi người ổn định chỗ ngồi, còn tôi đứng một chỗ ở gần ngoài hè. Thấy vậy, bác Phiêu gọi vào trong, tự tay rót nước, lấy kẹo mời và ân cần hỏi chuyện mùa màng, đồng áng. Rồi cả việc trong thôn, xây dựng nông thôn mới, đời sống người dân có còn khó khăn…tôi không nghĩ một người như bác mà vẫn nhớ đến những chuyện của người dân quê như thế. Tình cảm lắm!” - bác Ấn kể.

Không những vậy, người dân quê làng Thạch Khê Thượng còn dành sự kính trọng cho bác Lê Khả Phiêu ở sự thẳng thắn, nghiêm khắc và theo cách nói của họ thì: “bác Phiêu cách mạng lắm”. Sự “cách mạng” ở đây được hiểu dân dã: dù làm to nhưng bác không vì thế mà “xin xỏ” cho ai cả. Với con cháu, họ hàng, làng xóm bác vẫn thường động viên phải cố gắng học tập, rèn luyện bởi “đã giỏi thì không cần phải ai xin hết”. Mọi người dần hiểu và quý trọng bác lắm.

Được biết, khi còn sống, cùng với việc quan tâm đến bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa quê hương như xây nhà văn hóa thôn, cổng làng, đền chùa…thì giáo dục là lĩnh vực mà cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu luôn dành nhiều tâm huyết. Không chỉ đóng góp tiền bạc cho việc xây dựng trường mầm non, trường tiểu học của địa phương, mà công tác khuyến học cũng được bác rất mực chú ý.

Dù đã ngoài 80 tuổi, ông Lê Văn Xứng - nguyên Chủ tịch Hội khuyến học xã Đông Khê từ năm 2003 - 2013, vẫn nhớ những kỷ niệm, câu chuyện của mình với cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Và để hiểu rõ hơn những đóng góp của bác cho quỹ khuyến học xã nhà, tôi hỏi thăm để tìm gặp ông Lê Văn Xứng (81 tuổi, ở thôn 3 xã Đông Khê). Bác Xứng nguyên là Chủ tịch hội khuyến học xã Đông Khê trong thời gian từ năm 2003 - 2013. Đây cũng là khoảng thời gian mà ông Xứng có nhiều điều kiện gặp gỡ, trao đổi với bác Lê Khả Phiêu về công tác khuyến học địa phương.

Thật may, ở tuổi 81, bác Xứng vẫn mạnh khỏe, minh mẫn nhớ lại những sự việc, câu chuyện diễn ra cách đây cả hơn 10 năm: “Trước đây quỹ khuyến học của xã Đông Khê khó khăn lắm, chẳng có kinh phí. Mỗi lần đến dịp đặc biệt (tổng kết năm học, đầu năm mới) nếu muốn tặng quà khuyến khích các cháu đạt thành tích tốt trong học tập cũng loay hoay. Khi biết được điều đó, dù đã nghỉ hưu, bác Lê Khả Phiêu đã vận động các doanh nghiệp, mạnh thường quân đóng góp kinh phí, người ít người nhiều…vậy mà lên đến hàng trăm triệu”. Ông nhớ lời bác Phiêu nhắc nhở: “Tiền này chú phải ghi chép cẩn thận, công khai minh bạch trong từng khoản thu, chi, tránh gây hiểu nhầm đáng tiếc. Để người dân tin, từ đó phát huy tốt hiệu quả của quỹ”.

Từ số tiền quỹ của quỹ khuyến học có công lớn của bác Lê Khả Phiêu, Hội khuyến học xã Đông Khê trong những năm bác Lê Văn Xứng làm chủ tịch đã sử dựng khá hiệu quả. Bằng việc gửi tiết kiệm, số tiền gốc vẫn được giữ nguyên, còn tiền lãi thì lấy để tặng quà cho các cháu hiếu học, hoàn cảnh khó khăn, động viên học sinh nghèo vượt khó vươn lên.

Khi được hỏi về cảm xúc của mình, ông Lê Văn Xứng trầm ngâm chậm rãi: “Với tôi, bác Phiêu là một người đáng kính!”.

Không cần những lời ngợi ca bay bổng, chỉ là đôi lời chia sẻ giản dị, mộc mạc từ chính những người dân quê nơi cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đáng kính đã sinh ra. Vậy mà, nghe sao rất đỗi chân thật và đầm ấm...

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]