(vhds.baothanhhoa.vn) - Với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em”, Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 diễn ra từ ngày 1/6 đến ngày 30/6 với nhiều hoạt động thiết thực hướng tới chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Luật Trẻ em và các chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo vệ trẻ em cần sự chung tay của toàn xã hội

Với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em”, Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 diễn ra từ ngày 1/6 đến ngày 30/6 với nhiều hoạt động thiết thực hướng tới chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Luật Trẻ em và các chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau

Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em 2020, ngay từ đầu tháng 5, các cấp bộ đoàn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, người dân về trách nhiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; đẩy mạnh công tác chăm sóc, bảo vệ thiếu niên nhi đồng gắn với tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi thi đua thực hiện phong trào “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho các em thiếu niên, nhi đồng, các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi; triển khai các hoạt động hè, truyền thông về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội vì an toàn cho phụ nữ và trẻ em; các lớp “Kỹ năng phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích cho trẻ em”...

Thực hiện chương trình “1 triệu ly sữa” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, từ cuối tháng 5/2020 Tỉnh Đoàn Thanh Hóa đã triển khai hoạt động tặng sữa cho trẻ em nghèo tại nhiều địa phương trên toàn tỉnh. Đến nay, đã có trên 12.000 ly sữa được trao cho trẻ em nghèo tại các địa phương như: TP Thanh Hóa, Cẩm Thủy, Mường Lát...

Anh Nguyễn Hữu Tuất - Phó Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa cho biết: Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ emnăm 2020, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tổ chức các hoạt động dành cho thiếu nhi 1/6 đến hết ngày 30/6 như: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, "Diễn đàn chăm sóc bảo vệ trẻ em", mô hình "Ngôi nhà an toàn"...

Huyện Đoàn Hà Trung tổ chức chương trình “1 triệu ly sữa” đồng hành cùng trẻ em nghèo.

Với chủ đề “Thiếu nhi Thanh Hóa - Vui khỏe, an toàn, đánh tan Covid-19”,Nhà Văn hóa Thiếu nhi TP Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa trong Tháng hành động vì trẻ em và hoạt động hè cho thiếu niên nhi đồng TP Thanh Hóa như: mở cửa phòng đọc sách thiếu nhi “Câu lạc bộ bạn đọc Cây Sồi”; phát động chương trình “Hành trình của những cuốn sách” để trao tặngtừ 500 đến 1.000 cuốn sách cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; chuyển giao mô hình “Thiếu nhi vui khỏe, an toàn” xuống một số xã, phường...

Bà Phạm Thị Lệ Hằng - Giám đốc Nhà Văn hóa Thiếu nhi TP Thanh Hóa cho biết: Bên cạnh các hoạt động nhân Tháng hành động vì trẻ em, Nhà Văn hóa Thiếu nhi TP Thanh Hóa cũng đã chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để tổ chức các lớp học, khai thác, mở rộng các bộ môn năng khiếu đại trà, kỹ năng sống cho thiếu niên nhi đồng thành phố và các huyện lân cận; chú trọng chất lượng và nội dung giảng dạy, đưa vào chương trình các nội dung nâng cao nhằm phát hiện các tài năng nhỏ tuổi... Đồng thời, Nhà Văn hóa Thiếu nhi TP Thanh Hóa cũng có chính sách quan tâm, giảm học phí cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các em có tài năng vượt trội, các em ở các xã, phường xa trung tâm TP...

Vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức

Thời gian qua, mặc dù, các cấp, ngành tỉnh Thanh Hóa đã dành nhiều sự quan tâm chăm sóc, bảo vệ trẻ em thông qua việc đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em và phòng chống tai nạn, thương tích đối với trẻ em, nhận thức của cộng đồng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã có nhiều chuyển biến tích cực... Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế trong phòng, chống xâm hại trẻ em.

Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh & Xã hội Thanh Hóa, tình trạng trẻ em bị xâm hại, bị tai nạn, thương tích vẫn xảy ra với tính chất nghiêm trọng, phức tạp gây bức xúc trong dư luận xã hội. Mỗi năm trung bình trên địa bàn tỉnh xảy ra khoảng 25 vụ xâm hại trẻ em và hơn 2.000 vụ tai nạn, thương tích trẻ em. Hình thức xâm hại chủ yếu là các hành vi xâm hại tình dục trẻ em (hiếp dâm, giao cấu, dâm ô...), chiếm 75% tổng số vụ, các hành vi bạo hành, bạo lực đối với trẻ em 15%. Nhiều vụ xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em diễn ra với mức độ nghiêm trọng... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ việc xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em, trong đó sự phối hợp giữa các bậc cha mẹ, nhà trường và cộng đồng chưa cao, vẫn còn những “khoảng trống” trong hệ thống pháp luật, nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em, dù đã có bằng chứng rõ ràng, thậm chí có dấu hiệu hình sự, vẫn đang được xử lý theo cách “hòa giải” là chủ yếu... Hệ thống bảo vệ trẻ em, các dịch vụ bảo vệ trẻ em chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, tại cấp huyện, cấp xã mặc dù hiện nay hệ thống bảo vệ trẻ em đã được thành lập kiện toàn, nhưng vẫn còn mang tính hình thức, hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa có giải pháp, kế hoạch can thiệp kịp thời đối với trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại...

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, việc chung tay bảo vệ trẻ em không chỉ cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành và cần sự nâng cao cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]