(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Bèo tây (còn gọi là lục bình) là một loài thực vật thủy sinh, sống nổi theo dòng nước. Vì đặc tính sinh trưởng và phát triển nhanh, lại có hệ rễ dài tới 1m nên bên cạnh khả năng trừ khử ô nhiễm môi trường thì loại cây này cũng đang gây ra một tác hại lớn, đó là làm ách tắc dòng chảy, cản trở sự lưu thông của các dòng sông và phần nào đó đã quay trở lại tác động xấu tới môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bèo tây gây ách tắc sông hồ mùa mưa bão

(VH&ĐS) Bèo tây (còn gọi là lục bình) là một loài thực vật thủy sinh, sống nổi theo dòng nước. Vì đặc tính sinh trưởng và phát triển nhanh, lại có hệ rễ dài tới 1m nên bên cạnh khả năng trừ khử ô nhiễm môi trường thì loại cây này cũng đang gây ra một tác hại lớn, đó là làm ách tắc dòng chảy, cản trở sự lưu thông của các dòng sông và phần nào đó đã quay trở lại tác động xấu tới môi trường.

Trên sông Trường Giang, đoạn đi qua địa phận của 2 huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc nhiều năm nay người dân “vô tư” xả rác trên sông khiến cho nước sông đen ngòm. Nay, thêm việc bèo tây phủ kín nhiều đoạn gây ách tắc sự lưu thông của dòng sông, khiến bốc mùi nghiêm trọng. Đặc biệt, đoạn nối từ xã Văn Lộc qua xã Thuần Lộc của huyện Hậu Lộc, bèo mọc rấtnhiều. Theo người dân ở đây cho biết, con sông Trà Giang trước đây vừa là nơi kinh doanh buôn bán sầm uất, vừa là nơi phục vụ đời sống sinh hoạt và cung cấp nước sản xuất cho người dân 2 bên bờ sông. Vì vậy, việc dòng sông bị ô nhiễm không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người dân.

Cũng như sông Trà Giang, sông Mậu Khê đoạn đi qua địa phận huyện Thiệu Hóa cũng ở tình trạng tương tự. Đoạn từ xã Thiệu Công xuống Thiệu Duy rất khó để nhìn thấy mặt nước của dòng sông, thay vào đó là hình ảnh bèo xanh ngút mắt dù lòng sông có nơi rộng lên cả km. Vì thế mà cứ vào mùa mưa bão, các xã nói trên rất dễ bị ngập úng. Do đó, những năm gần đây, các xã đã tiến hành nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp diễn tập phòng, chống cứu hộ, cứu nạn trước mùa mưa bão, mà cụ thể là tập hợp lực lượng từ các chi hội, đoàn thể để vớt bèo.

Hàng năm, xã Thiệu Duy đều phải trích ra một nguồn kinh phí nhất định để xé bèo, khơi thông dòng chảy.

Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Duy Lê Văn Thuấn cho biết: Việc bèo mọc dày đặc và nối dài nhiều km thì phải tiến hành xé bèo trong nhiều ngày mới hạn chế được dòng sông sớm bị ách tắc trở lại. Tuy nhiên, muốn thế thì phải có nhiều kinh phí mới có thể tổ chức thực hiện. Điều này thực sự là một sức nặng đối với phía xã. Vì vậy, bên cạnh việc sớm ban hành cơ chế hỗ trợ vớt bèo thì hàng năm, tỉnh và huyện cần có dự án mở rộng, nạo vét các dòng sông để khơi thông dòng chảy, giúp tiêu úng trong mùa mưa. Đây cũng chính là cách hạn chế được sự ô nhiễm môi trường do rác thải và đặc biệt là do khối lượng bèo rụng và chết quá lớn sau một thời gian sinh trưởng và phát triển”.

Tình trạng bèo mọc tràn lan, dày đặc trên các dòng sông đã gây nên rất nhiều những ảnh hưởng xấu đến môi trường, kinh tế và đời sống của con người. Vậy mà cho đến nay, chính quyền các cấp hầu như chưa có sự quan tâm thích đáng. Và nếu cứ để bèo tiếp tục phát triển như hiện nay thì e là chỉ trong vài năm tới nữa thôi, những thiệt hại mà bèo gây ra sẽ khó mà tính toán hết được.

Mai Vui



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]