(vhds.baothanhhoa.vn) - Những con đường sình lầy, nhoe nhoét bùn đất. Hầu hết mọi người quáng quàng quấn cao ống quần lên trên đầu gối, tay cầm xẻng xắn những mảng bùn đất dọn dẹp nhà cửa. Cẩm Phong (Cẩm Thủy) sau gần nửa tháng hứng chịu liên tiếp hai đợt lũ đến nay người dân mảnh đất này gần như trắng tay và trắng vườn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cẩm Phong: Trắng tay và trắng vườn

Những con đường sình lầy, nhoe nhoét bùn đất. Hầu hết mọi người quáng quàng quấn cao ống quần lên trên đầu gối, tay cầm xẻng xắn những mảng bùn đất dọn dẹp nhà cửa. Cẩm Phong (Cẩm Thủy) sau gần nửa tháng hứng chịu liên tiếp hai đợt lũ đến nay người dân mảnh đất này gần như trắng tay và trắng vườn.

Khi chúng tôi về Cẩm Phong đã gần nửa tháng nay, người dân vật lộn chống chọi với cơn lũ lịch sử cuối tháng 8 đầu tháng 9. Bất kể một con ngõ nào cũng là những đống bùn cao be bờ lối đi. Nhiều gia đình bùn đất còn đầy trong nhà, tâm lí mệt mỏi, uể oải vẫn còn rất rõ. “Trong vòng mười mấy ngày phải chứng kiến 2 cơn lũ, đến giờ chúng tôi còn bàng hoàng”, đó là lời của bà Ngô Thị Vân (thôn Cửa Hà 1). Bà kể về việc chạy lũ, lũ ập đến, mọi đồ đạc trong nhà bà đều bị cuốn trôi, may là lúc ấy bà còn bê được chiếc bàn thờ gia tiên đi. Nghĩ lại bà còn thấy run người, cố sống cố chết chạy trong khi chân tay run rẩy.

Anh Trần Anh Hòa - Phó Chủ tịch UBND xã buồn buồn nói: Không còn gì các chị ạ. Từ cỏ cây hoa mùa đến cây lúa 98% mất trắng. Chị đã đi tham quan một vòng thì có thể cảm nhận được rõ, Cẩm Phong vùng đất đã từng là nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho cả huyện Cẩm Thủy này, giờ trắng băng, nhà cửa tan hoang”.

Lối vào Khu di tích lịch sửa văn hóa bến Cửa Hà giờ này vẫn còn ngổn ngang.

Nhớ lại chuyện mới cách đây vài tuần thôi mà chị Tống Thị Cúc (thôn Phong Ý) không khỏi bàng hoàng. 8h tối, nghe tiếng la hét vỡ đập, cô con dâu vội vàng bế hai đứa con chạy, tôi chả biết mang gì đi theo, may là dắt được con chó cũng cắm đầu cắm cổ chạy. Đến khi nghe tiếng loa truyền thanh thông tin bác bỏ việc vỡ đập thì không còn đường quay về.

Ngày trở về, chị không tin vào mắt mình, lũ ập đến đánh vỡ khoảng 250 m tường, trong nhà, không một cánh cửa nào còn, đồ đạc không cánh mà bay, chỉ còn rêu rác mắc lại và bùn đất ngập nhà. Tính ra nhà chị trôi mất dàn máy vi tính 11 cái. Chả là ngày trước anh con trai chịlàm quán nét. Còn sót lại 2 cái không trôi, chị đang bày ra phơi, với hy vọng bán sắt vụn 5.000 đồng/kg. Thêm vào đó là 1 cái tivi 50 inch và 32 inch cũng không cánh mà bay. 5 sào chị trồng dưa cô nương và dưa lê bị vùi kín. Cả mảnh vườn to rộng nhà chị giờ đây được bồi đắp bởi đất phù sa non, dày tới 50-70cm. Tôi an ủi chị: Ở dưới thành phố emphải mua đất để trồng hoa ấy, giờ gia đình chị có mảnh vườn thênh thang tấc đất tấc vàng này cũng đừng buồn quá”. An ủi là vậy chứ dù có đọc sách, xem tivi tôi cũng không thể tưởng tượng sao bùn đất có thể san phẳng toàn bộ mảnh vườn trước đây là đủ thứ cây cỏ nuôi sống gia đình chị.

Theo chân anh cán bộ văn hóa xã, chúng tôi vào khu di tích lịch sử văn hóa bến Cửa Hà được xây dựng từ thế kỷ XV. Nơi đây là niềm tự hào của người dân Cẩm Phong, nằm ở vị trí cao, ấy vậy mà đợt lũ này nó cũng bị tan hoang, rêu rác ngổn ngang. Khi chúng tôi đến đây, leo trèo mãi mới có lối để vào đền, trên ngọn cây cao nhất ở ngay bên cạnh đền rêu rác vướng mắc. Người dân phải vén đường đi vào.

Chúng tôi hỏi anh Phó Chủ tịch xã Trần Anh Hòa về việc khắc phục hậu quả của mưa lũ, anh chia sẻ: Với sự bắt tay và giúp sức từ Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh, Trung đoàn 762 với khoảng 100 người và hàng nghìn người ở các xã bạn chỉ trong vòng 6 ngày về cơ bản 100% người dân đã trở về nhà. Tất nhiên còn nhiều việc lắm. Nhất là việc ổn định tâm lý đểbà con tiếp tục sản xuất. Trắng tay, bà con chán nản cũng là lẽ thường. Chúng tôi nằm trên khu vực sông Mã trong dòng xả lũ của Thủy điện Trung Sơn, Bá Thước 1, Bá Thước 2, Cẩm Thủy. Một đoạn sông Mã có 4 thủy điện. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chắc chắn tập thể hệ thống chính trị phải tính toán, để làm sao tránh được rủi ro cho bà con nông dân, chứ năm nào cũng thế này thì chỉ có nghèo hơn thôi. Nhiều gia đình tích cóp mãi một trận lũ đến cuốn sạch banh”.

Song cũng phải khẳng định, việc thiệt hại là do một phần chủ quan của người dân, chưa chấp hành theo tính dự báo của ban chỉ huy phòng chống lụt bão. Khi được thông báo mức nước bằng hoặc cao hơn năm 2007, bà con vẫn tâm lí: làm chi đến mức độ đó. Có lẽ vì thế mà so với năm 2007, đợt lũ này thiệt hại ít nhất gấp 3 lần.

Cẩm Phong có 1957 hộ thì hơn 70% hộ gia đình bị ngập, may mắn là không có thiệt hại về người, tổng thiệt hại ước tính khoảng 13 tỷ đồng. Lam lũ cả năm cuối cùng cái cây, hạt lúa cũng bị nhấn chìm trong nước lũ, người dân giờ đây biết phải làm sao. Tất cả để chỉ đứng nhìn và hoe đôi mắt.

Phải làm bao năm, tích cóp bao lâu nữa họ mới có chút tài sản đây?

Kiều Huyền


Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]