(vhds.baothanhhoa.vn) - Với phương châm “4 tại chỗ”, Thanh Hóa luôn chủ động triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động phòng, chống thiên tai

Với phương châm “4 tại chỗ”, Thanh Hóa luôn chủ động triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Năm 2019, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của 11 trận thiên tai, làm 19 người chết, 2 người mất tích, 9 người bị thương, 78 ngôi nhà bị thiệt hại hoàn toàn, hàng nghìn ngôi nhà khác và 67 trường học bị ảnh hưởng, 2 trạm y tế cùng 17 công trình văn hóa bị hư hỏng... Thiên tai cũng làm gần 9.200 ha lúa, gần 1.700 ha hoa màu, hơn 4.800 ha cây trồng hàng năm và 48 ha cây trồng lâu năm bị thiệt hại. Gần 2.000 con gia súc, gần 34.300 con gia cầm bị chết; nhiều đê kè, kênh mương, đập thủy lợi cũng bị hư hỏng.

Từ đầu năm 2020 tới nay, ở Thanh Hóa đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 7 đợt giông lốc kèm theo sét, mưa lớn, mưa đá trên địa bàn các huyện Lang Chánh, Mường Lát, Như Thanh, Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, làm 7 nhà bị thiệt hại hoàn toàn, 909 nhà bị thiệt hại một phần,... Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thiên tai năm 2020 còn diễn biến phức tạp với khoảng 11 - 13 cơn bão trên biển Đông, trong đó có 5 - 6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền cùng với hạn hán, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất...

Tại các địa phương, công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai cũng như TKCN trong thời gian qua được quan tâm, triển khai kịp thời, hiệu quả. TX Nghi Sơn đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn kiểm tra, rà soát tất cả các công trình, nhà cửa, kho, bến bãi để kịp thời sửa chữa, khắc phục những hư hỏng. Rà soát các phương án ứng phó với bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), đặc biệt là bão mạnh và siêu bão. Đối với việc bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tàu thuyền trên biển, trên sông, phòng NN&PTNT đã phối hợp với UBND các xã ven biển, Đồn Biên phòng Hải Hòa và Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Nghi Sơn xây dựng phương án quản lý, nắm bắt toàn diện mọi hoạt động của tàu thuyền và ngư dân trên biển. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương và ngư dân thực hiện nghiêm túc công tác chuẩn bị, chủ động triển khai đối phó khi có bão và ATNĐ xảy ra. Xử lý nghiêm đối với chủ phương tiện không chấp hành nghiêm túc quy định.

Thị xã Nghi Sơn xử lý nghiêm đối với chủ phương tiện không chấp hành nghiêm túc những quy định trước khi ra khơi.

Tuy nhiên, qua thực tiễn, công tác PCTT&TKCN năm qua trong tỉnh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục. Công tác dự báo, cảnh báo tuy đã có nhiều bước tiến song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra khi thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo điều hành PCTT&TKCN. Phương án ứng phó thiên tai của nhiều địa phương, đơn vị còn bị động, lúng túng trong ứng phó khi thiên tai lớn xảy ra, nhất là phương tiện và lực lượng tại chỗ. Công tác bảo đảm an toàn cho người và phương tiện trên biển còn hạn chế, bởi việc nắm bắt tình hình đôi khi còn chậm, chưa chính xác...

Để tăng cường công tác phòng, chống thiên tai năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm. Đó là xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực để tổ chức triển khai Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Chuẩn bị các phương án, kịch bản và sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, dự trữ thiết yếu tại các địa phương để triển khai ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời, khẩn trương kiểm tra, rà soát đánh giá hiện trạng các công trình PCTT thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý, đặc biệt là hệ thống đê điều, hồ đập, công trình phòng chống sạt lở, tiêu thoát nước, hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc, khai thác khoáng sản... Bên cạnh đó, tăng cường quản lý, kiểm soát tàu thuyền, kiên quyết không để các tàu đánh bắt thủy, hải sản hết hạn đăng kiểm, trang thiết bị không an toàn, thông tin liên lạc không đảm bảo. Chú trọng công tác thông tin PCTT và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]