(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Những câu chuyện ly hương sau tết khiến những làng quê càng thêm ảm đạm. “Ly nông không ly hương”, điều đó nhiều người hiểu và muốn lắm, nhưng không ly hương thì làm gì ra tiền ở quê?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyện ly hương

(VH&ĐS) Những câu chuyện ly hương sau tết khiến những làng quê càng thêm ảm đạm. “Ly nông không ly hương”, điều đó nhiều người hiểu và muốn lắm, nhưng không ly hương thì làm gì ra tiền ở quê?

Câu chuyện ở xã Thiệu Giao (Thiệu Hóa) là một ví dụ, các thôn, xóm trong xã chỉ thật sự vui vào dịp Tết khi mà thanh niên đi làm xa trở về đoàn tụ gia đình. Sau Tết, làng lại trầm hẳn xuống bởi thanh niên lại vác ba lô lên đường vào thành phố làm việc trong các khu công nghiệp, các xưởng sản xuất. Cũng không ít người đi theo cánh thợ xây dựng, làm đường. Kể cả nữ thanh niên cũng đi theo các kíp thợ nhỏ gánh gạch, trộn vữa, hoặc là nấu cơm phục vụ thợ.

Ôm khệ nệ mấy túi xách đồ dùng, lương thực, đứng trên Quốc lộ 1 để đón xe vào Nam, chị Nguyễn Thị Thúy quê ở Thiệu Giao bày tỏ: “Gia đình khó khăn, lại đang phải nuôi hai con nhỏ, làm ruộng thì chẳng đáng là bao nên vợ chồng phải gửi con cho ông bà, đi làm ăn xa”. Chị Thúy ước giá như ở quê có việc làm ổn định, lương tháng 3 - 4 triệu đồng thì tốt, ngày đi làm, tối về quây quần cả gia đình, nuôi nấng, chăm sóc cho con...

Ông Ngô Văn Quỳnh, xã Thiệu Giao có 4 người con, 3 con đầu lớn lên đều mưu sinh xa quê, kẻ ở Đà Nẵng, người ở Bình Dương, người sang tận đất Đài Loan. Ông Quỳnh cho biết: “Chúng nó đều lao động chân tay, cuộc sống khó khăn cả”. Mong ước của ông là các con không phải tha hương kiếm sống.

Đi Nam, thậm chí đi lao động chui. Cơn lốc ly hương sau mỗi dịp Tết không chỉ ở xã Thiệu Giao mà còn diễn ra tại nhiều địa phương của Thanh Hóa trong những năm qua, số lượng người vào Nam, ra Bắc, đi xuất ngoại làm thuê càng tăng lên, để lại những ngôi làng vắng vẻ chỉ còn người già và trẻ nhỏ.

Sau tết, gia đình ông Trần Văn Nhung chỉ còn người già và những trẻ nhỏ.

Xã Quảng Nham (Quảng Xương) là một trong những xã ven biển luôn “nóng” tình trạng người lao động đi lao động trái phép tại Trung Quốc. Ông Trần Văn Nhung (65 tuổi) thôn Hòa, xã Quảng Nham nói trong tiếng thở dài sau khi tiễn hai người con sang Trung Quốc làm thuê: “Gặp mặt chúng được mấy ngày Tết, chưa kịp mừng thì đã phải tiễn chúng đi xa. Vợ chồng tui buồn lắm. Lại phải chờ đến Tết năm sau mới gặp được con”.

Những câu chuyện ly hương sau tết khiến những làng quê càng thêm ảm đạm. “Ly nông không ly hương”, điều đó nhiều người hiểu và muốn lắm, nhưng không ly hương thì làm gì ra tiền ở quê? Do đó, tình trạng người trẻ ly nông lẫn ly hương vẫn tiếp tục diễn ra. Song, bài toán "ly hương" được giải theo nhiều cách và đáp số cũng rất khác nhau. Có người trở về có thể mua sắm ti vi, tủ lạnh, xe máy, nhưng cũng có nhiều người trở về trắng tay.

Biết đến khi nào, cơn lốc tìm kiếm việc làm ở thành thị, trong các khu công nghiệp, lao động chui tại Trung Quốc mới hết. Biết khi nào làng quê nuôi nổi họ và gia đình? Đó là những câu hỏi chưa biết khi nào mới có lời giải, nhưng hình ảnh những người già và trẻ nhỏ vắng vẻ leo lét bên làng quê nghèo, thật sự rất buồn!

Huy Hoàng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]