(vhds.baothanhhoa.vn) - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 34 doanh nghiệp FDI với tổng số lao động là 128.252 người. Tổng số CNLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 14.657 người.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Công nhân mất việc: Không tiếp cận được gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 34 doanh nghiệp FDI với tổng số lao động là 128.252 người. Tổng số CNLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 14.657 người.

Trong đó, chấm dứt hợp đồng lao động là gần 4 nghìn người, tạm hoãn hợp đồng lao động là 1.813 người, 62 người ngừng việc (có hưởng lương ngừng việc), lao động làm việc luân phiên là 8.817 người. Nhưng, sau nhiều tháng triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến nay CNLĐ vẫn chưa tiếp cận được gói hỗ trợ.

Khảo sát tại các khu công nghiệp cho thấy, tới thời điểm này hầu hết lao động đều chưa nhận được tiền từ gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ. Là một trong những công ty chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 Công ty TNHH Giày Annora VN (đóng trên địa bàn xã Xuân Lâm, TX Nghi Sơn) với 2.260 CNLĐ bị chấm dứt hợp đồng lao động; Công ty TNHH Giày Rollsport VN (khu CN Hoàng Long) đã phải chấm dứt hợp đồng lao động với 1.310 người, tạm hoãn hợp đồng lao động với 1.057 người, nhưng đến thời điểm này, cả hai công ty nói trên chưa có CNLĐ nào tiếp cận được với gói hỗ trợ của Chính phủ.

Công nhân lao động vẫn khó tiếp cận gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Tý - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Giày Rollsport VNcho biết: “Thủ tục hành chính quá rườm rà, quy trình phức tạp nên công nhân lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc khó tiếp cận gói hỗ trợ này. Việc sắp xếp lao động để đảm bảo sản xuất trong giai đoạn dịch bệnh do đơn hàng ít đi, do hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được không tiêu thụ được thì buộc doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giảm một số việc làm của người lao động nhưng doanh nghiệp vẫn đang sản xuất kinh doanh nên việc chứng minh doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương cho người lao động, để họ được hưởng hỗ trợ của Chính phủ, thật sự rất khó thực hiện. Điều này dẫn đến là người lao động không nhận được hỗ trợ này”.

Ông Ngô Tôn Tẫn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết: “Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đối với nhóm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương, các điều kiện để được hưởng hỗ trợ, như sau: Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 1 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 1/4 - 30/6/2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/4 - 30/6/2020. Đang tham gia BHXH bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương. Làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác của doanh nghiệp, số dư đến ngày 31/3/2020) do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, thì chưa có doanh nghiệp nào trên địa bàn tỉnh đáp ứng được, đây là điều kiện rất khó để người lao động tiếp cận được gói hỗ trợ”.

Được biết, Bộ LĐ-TB&XH đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị sửa đổi Quyết định 15/2020/QĐ-TTg (QĐ 15) về thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, nếu QĐ 15 có được sửa theo đề nghị của Bộ LĐ-TB&XH thì đối tượng người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương vẫn khó tiếp cận gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ. Theo tờ trình, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị sửa đổi Khoản 1 Điều 1 của Chương I “người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương” của QĐ 15. Cụ thể, thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ ngày 23/1 đến hết 30/6 thay vì ngày 1/4 đến hết ngày 30/6. Đề nghị bổ sung vào Khoản 2 Điều 13 của Chương VI “hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động” nội dung “doanh thu quý 1/2020 giảm từ 20-30% trở lên so với quý 4/2019”.

Trước thông tin Bộ LĐ-TB&XH có tờ trình sửa điều kiện nhận hỗ trợ gói 62 nghìn tỷ đồng theo QĐ 15, nhiều người đã bày tỏ vui mừng, đặc biệt là người lao động ở những doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch Covid-19 phải tạm hoãn hợp đồng lao động, mất việc, giảm việc làm. Thế nhưng khi đọc kỹ lại nội dung của tờ trình thì nhiều người lại bày tỏ sự thất vọng vì cho rằng điều kiện cần được tháo gỡ nhất là “doanh thu bằng 0” nằm ở Khoản 3 Điều 1 của Quyết định này lại không được kiến nghị sửa.

Để gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử đến được tay người lao động, trở thành “phao cứu sinh” đúng nghĩa, rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng rút ngắn thời gian xử lý, tạo điều kiện cho các đối tượng tiếp cận được gói hỗ trợ trong lúc khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]