(vhds.baothanhhoa.vn) - Năm 2009, thực hiện chính sách di dân nhằm xây dựng các dự án: Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Nhiệt điện Nghi Sơn, hàng nghìn người dân xã Hải Yến (Tĩnh Gia) đã phải rời quê hương, bắt đầu cuộc sống mới tại khu tái định cư Nguyên Bình. Đến nay, vượt qua nhiều khó khăn ban đầu, cuộc sống ở vùng đất mới của họ đã ổn định và ngày càng ấm no hơn trước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cuộc sống mới trên khu tái định cư Nguyên Bình

Năm 2009, thực hiện chính sách di dân nhằm xây dựng các dự án: Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Nhiệt điện Nghi Sơn, hàng nghìn người dân xã Hải Yến (Tĩnh Gia) đã phải rời quê hương, bắt đầu cuộc sống mới tại khu tái định cư Nguyên Bình. Đến nay, vượt qua nhiều khó khăn ban đầu, cuộc sống ở vùng đất mới của họ đã ổn định và ngày càng ấm no hơn trước.

Một số hộ dân thôn Bắc Yến (khu tái định cư Nguyên Bình), xã Hải Yến cho biết, trước đây vùng đất này còn nghèo lắm, dân không có đất sản xuất, canh tác, không công ăn việc làm, trộm cắp hoành hành. Trong khi đó, ở khu tái định cư mới điện không, nước cũng chẳng đủ mà dùng. Để mưu sinh, bên cạnh những khoản tiền được đền bù, một số hộ dân phải mượn đất của xã Nguyên Bình kế bên để trồng trọt, sản xuất.

Sau 10 năm, vùng đất ấy đã “thay da đổi thịt”, từ một khu đất hoang vu, đường sá lầy lội, giờ trở thành khu dân cư đông đúc, những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, những cánh đồng ngát rau xanh. Các công trình điện, đường, trường trạm được đầu tư đồng bộ, khang trang. Từ bỡ ngỡ, lo âu, chỉ sau một thời gian, bà con ở khu tái định cư Nguyên Bình đã dần thích nghi, làm chủ môi trường mới. Không còn bị động bởi công ăn việc làm, người dân nơi đây tự biết cách vươn lên, tìm kiếm nhưng công việc mới, với mong muốn mưu sinh, ổn định cuộc sống gia đình.

Anh Nguyễn Đức Vương, 28 tuổi (thôn Văn Yên), cho biết: “Gia đình tôi được thừa hưởng mảnh đất của ông bà để lại từ năm 2009, được cán bộ tuyên truyền về lợi ích của dự án mang lại, chúng tôi đã tình nguyện nhường mảnh đất tổ tiên để chuyển đến nơi ở mới. Cuộc sống ở khu tái định cư mới ban đầu khó khăn lắm, không có việc làm, tôi đành lặn lội vào Nam học nghề sửa xe máy, sau đó về đây mở cửa hàng. Giờ đây, tuy thu nhập không cao, nhưng tôi và gia đình cũng có tiền để trang trải, không lo thiếu đói, thiếu mặc”.

Ông Lê Minh Đạo - Bí thư chi bộ thôn Đông Yến (khu tái định cư Nguyên Bình) cho biết. “Do nằm gần tuyến Quốc lộ 1A, tận dụng mặt đường thông thoáng, nhiều hộ dân mạnh dạn kinh doanh, buôn bán, mở hàng quán, tạp hóa, vừa phục vụ nhân dân, vừa tăng thêm thu nhập. Để ổn định cuộc sống, người dân còn tham gia làm việc tại các Dự án Nhiệt điện Nghi Sơn, công ty dầu ăn, giày da, bốc xếp hàng hóa, buôn bán tại chợ. Còn lại lao động bằng nghề xây dựng, mượn đất xã Nguyên Bình để tăng gia, sản xuất...”

Một góc khu tái định cư Nguyên Bình, xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia.

Cũng trong thời gian qua, được sự quan tâm của Nhà nước các cấp, các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, kinh tế ở khu tái định cư Nguyên Bình đã không ngừng khởi sắc. Thu nhập bình quân đầu người từ 4 triệu đồng/ người/ tháng đến 10 triệu đồng/ người/ tháng, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động; hộ nghèo giảm 9,1%...

Không dấu nổi niềm vui, ông Nguyễn Trọng Thọ - Phó Bí thư Đảng ủy xã Hải Yến (khu tái định cư Nguyên Bình), chia sẻ: “Sau 10 năm bà con định cư, cuộc sống có nhiều đổi thay, đến nay 100% các hộ đều xây dựng những ngôi nhà khang trang, bề thế, nhiều hộ mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, làm ăn buôn bán, mở nhà trẻ tư thục. Các tai tệ nạn xã hội, trộm cắp nay không còn. Người dân chủ động mượn đất sản xuất, canh tác, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Hiện khu tái định cư Nguyên Bình, xã Hải Yến có hơn 1.556 hộ, 4.729 khẩu, phần lớn đều được cấp đất sản xuất. RiêngĐông Yến là thôn cuối cùng di dân lên đây, nay cơ bản ổn định, người dân yên tâm lao động, sản xuất”.

Cuộc sống mới ở khu tái định cư Nguyên Bình đang khởi sắc từng ngày. Và mới đây, Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào vận hành thương mại, góp phần quan trọng phát triển kinh tế đất nước, người dân nơi đây vui hơn, bởi trong thành công ấy có công nhường đất của họ để dự án được xây dựng. Đó là niềm tin, để họ tiếp tục vượt qua khó khăn để xây dựng vùng đất mới ngày càng giàu mạnh, khang trang.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]