(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong tình hình mới (gọi tắt là Chỉ thị 15 - P.V), nhận thức của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã có sự chuyển biến sâu sắc, dân chủ ở cơ sở được mở rộng. Phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ” từng bước đã được thể chế hóa và đi vào cuộc sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dân chủ là sức mạnh

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong tình hình mới (gọi tắt là Chỉ thị 15 - P.V), nhận thức của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã có sự chuyển biến sâu sắc, dân chủ ở cơ sở được mở rộng. Phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ” từng bước đã được thể chế hóa và đi vào cuộc sống.

Những con số biết nói từ... thực hiện quy chế dân chủ

Tại huyện Thạch Thành, trong quá trình kiểm tra, giám sát và từ các ý kiến kiến nghị, phản ánh của cán bộ, đảng viên, nhân dân; khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong thực hiện QCDC, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo Ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm. Trong 5 năm, cấp ủy, chi bộ và UBKT các cấp đã tiến hành xử lý kỷ luật đối với 2 tổ chức Đảng (1 cảnh cáo, 1 khiển trách) và 128 đảng viên, trong đó cách chức 9 và khai trừ 11 đảng viên. Nội dung vi phạm chủ yếu là chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nội bộ, phẩm chất đạo đức, lối sống...

Tại huyện Hậu Lộc, từ năm 2013 đến nay, Thanh tra UBND huyện đãtiếp nhận 592 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, nội dung chủ yếu liên quan đến đất đai, thực hiện chế độ chính sách xã hội, quản lý sử dụng ngân sách địa phương... Kết quả đến nay đã giải quyết được 463 đơn thuộc thẩm quyền, còn một số đơn chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết, còn tồn đọng 1 đơn năm 2016, 3 đơn năm 2018 đang tiếp tục giải quyết.

Còn tại huyện Quảng Xương, trong 5 năm thực hiện Chỉ thị 15, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành 6 Quyết định thành lập 14 đoàn kiểm tra tại 34 đơn vị cơ sở. Thường trực HĐND và các Ban của HĐND huyện đã tiến hành 61 cuộc giám sát, trong đó có 34 cuộc giám sát chuyên đề. MTTQ, các đoàn thể đã tổ chức giám sát 115 cuộc tại các xã, thị trấn về các khoản thu đóng góp của nhân dân theo tinh thần Pháp lệnh 34, về bảo vệ môi trường... Qua đó đã giải quyết 5 vụ việc phức tạp, nổi cộm ở Quảng Hải, Quảng Thái, Quảng Yên...

Các thủ tục hành chính được niêm yết công khai bộ phận một cửa của UBND xã Quảng Thạch (Quảng Xương).

Có thể khẳng định, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 15 đã phát huy được tính tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên tại địa bàn cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân chủ động tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, tích cực đấu tranh phòng, chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí...

Những câu chuyện về dân chủ

Theo chia sẻ của ông Đinh Văn Minh - Trưởng Ban dân vận Huyện ủy Tĩnh Gia, khó khăn của huyện trong những năm qua đó là liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư trong KKT Nghi Sơn với khối lượng dự án lớn, nhiều vướng mắc cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết, nhất là vướng mắc trong xác định nguồn gốc đất đai ở một số xã dẫn đến đơn thư kéo dài. Trong điều kiện đó, với sự nỗ lực của cấp ủy và cả hệ thống chính trị trong huyện nên việc triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị 15 đã đạt nhiều kết quả quan trọng.

Ông Đinh Văn Minh cho biết thêm: “Nếu không phát huy được tính dân chủ thì không thể giải quyết được việc gì và cũng khó để giải phóng mặt bằng. Có những cuộc do chính trưởng ban dân vận phải chủ trì, có những dự án phải xuống với dân 3, 4 lần. Đáng mừng là đến nay huyện cũng đã tháo gỡ khó khăn hơn 10 dự án”.

Tại xã Thiệu Giao (Thiệu Hóa), một trong những xã đã có nhiều chuyển biến khởi sắc trong thực hiện Chỉ thị 15, Pháp lệnh 34 nhất là khi mà ở xã này, nổi cộm lên vẫn là vấn đề về dồn điền đổi thửa và phải đến lần thứ 3 thì việc dồn điền đổi thửa mới đạt kết quả tốt đẹp. Hiện xã đã có 5/8 thôn dồn diền đổi thửa thành công. Ông Hoàng Trọng Cường - Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Giao phấn chấn nói: “Vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất theo nhóm hộ, tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng phải có quy trình dân chủ. Mấu chốt vấn đề là phải thực hiện tốt quy chế dân chủ. Đến lúc này, tôi đã cảm nhận được khí thế của người dân, khi tôi là người đứng đầu cấp ủy đã được nghe nhiều cuộc điện thoại trực tiếp của nhân dân góp ý, phản ánh, dù nhỏ thôi nhưng tôi cảm thấy ở đó đã có lòng tin của nhân dân, đã cảm thấy có dân chủ thực sự...”.

Theo bà Đầu Thị Hoài - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Quảng Thạch (Quảng Xương): “Nếu không làm tốt quy chế dân chủ thì khó hoàn thành được các tiêu chí nông thôn mới đó là bằng hình thức dân bàn và quyết định trực tiếp như dân hiến đất, góp đất làm đường giao thông. Nhân dân các thôn trong xã đã hiến gần 3.000m2 đất ở, đất vườn với số tiền trên 400 triệu đồng... Đó là một điều đáng mừng khi mà tính dân chủ trong dân đã được phát huy hiệu quả”.

Chia sẻ của ông Phan Văn Dũng - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Thạch Tân (Thạch Thành): “Thực hiệnbổ sung hương ước, quy ước ở các thôn, rất mừng là đều được thống nhất, bàn bạc dân chủ và không có một sự phản ứng nào. Năm 2017, các thôn đã thực hiện quy ước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Năm 2018 sẽ bổ sung vấn đề môi trường về thu gom rác... Đáng nói, là chính nhờ thực hiện quy chế dân chủ đã đóng góp quan trọng đối với việc về đích NTM của xã”.

Trong chuyến đi kiểm tra thực hiện Chỉ thị 15 tại cơ sở, ôngNguyễn Văn Thành - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa đã nhấn mạnh: “Muốn vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ ở địa phương, điều đầu tiên phải dân chủ. Đây chính là yếu tố quan trọng để phát huy nền dân chủ XHCN và là mục tiêu, động lực cơ bản, trực tiếp của quá trình đổi mới và phát triển của địa phương. Vì vậy, cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành tiếp tục tuyên truyền những nội dung của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn; đưa công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ vào nền nếp, gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ với trách nhiệm của từng tổ chức, nhất là vai trò của người đứng đầu để chỉ đạo thực hiện ở cơ sở; thường xuyên nắm bắt, giải quyết những vấn đề mới phát sinh ở ngay tại cơ sở, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân...”

Hoàng Việt Anh


Hoàng Việt Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]