(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Năm 1992 Vườn quốc gia (VQG) Bến En được thành lập, diện tích đất ở và canh tác của người dân 9 thôn thuộc 3 xã của huyện Như Xuân bỗng dưng “bị” quy hoạch thành vùng lõi rừng của VQG, đã kìm hãm việc phát triển về đời sống kinh tế của hàng trăm hộ dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hàng trăm hộ dân "kiện" rừng

(VH&ĐS) Năm 1992 Vườn quốc gia (VQG) Bến En được thành lập, diện tích đất ở và canh tác của người dân 9 thôn thuộc 3 xã của huyện Như Xuân bỗng dưng “bị” quy hoạch thành vùng lõi rừng của VQG, đã kìm hãm việc phát triển về đời sống kinh tế của hàng trăm hộ dân.

Trở thành “ngụ cư” bởi rừng vàng

Vào những năm 1980 thực hiện chủ trương của Nhà nước trong việc khai hoang ruộng đất, từng đoàn người từ các tỉnh, huyện đồng bằng đất chật người đông lũ lượt kéo nhau lên khai khẩn rừng hoang núi đỏ. Nhiều người tham gia làm công nhân trong Lâm trường sông Chàng rồi thành lập ra 9 thôn thuộc các xã: Xuân Đàm (xã Hóa Quỳ),Tân Thành, Xuân Thành (xã Xuân Quỳ), Sơn Bình, Đức Bình, Thanh Bình, Sơn Thủy, Làng Lung, Dọc Nái (xã Tân Bình).

Năm 1992 VQG Bến En được thành lập với không gian tràn sang cả 2 huyện Như Xuân và Như Thanh ngày nay, 9 thôn kể trên trở thành vùng lõi của VQG, do đó không thể cấp sổ đỏ. Quy định trong việc bảo vệ rừng đặc dụng VQG khá nghiêm ngặt, các hộ dân không được trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như keo, cao su... không được san lấp, ủi đất, san nền nhà, hay xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, đào ao thả cá. Kiểm lâm chỉ cho phép trồng những loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế không cao như lúa, ngô, sắn. Nếu hộ dân muốn trồng keo, cao su cũng phải trồng trộm, khi cây lớn nếu chặt khai thác sẽ bị kiểm lâm phạt tiền.

Người dân ở 9 thôn vùng lõi VQG Bến En chỉ có cây sắn để gửi gắm cơ hội thoát nghèo.

Tại thôn Xuân Đàm xã Hóa Quỳ (Như Xuân) người dân kể câu chuyện anh Nguyễn Văn Luận, muốn dựng cái lều lợp pro xi măng kiên cố để trông nương rẫy cũng bị kiểm lâm phá bỏ, không cho làm. Anh Vi Văn Hải thuê máy ủi san đất làm nền nhà cho con trai lấy vợ ra ở riêng đã bị kiểm lâm phạt 3 triệu. Ông Ngân Văn Tròn dùng pro xi măng lợp mái lều trông coi ao cá cũng bị kiểm lâm yêu cầu dỡ bỏ...

Hiện tại 9 thôn trên đều rơi vào thực trạng kinh tế khó khăn, số hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỉ lệ khá nhiều như: Thôn Xuân Đàm có 52 hộ dân, mất 33 hộ nghèo, chiếm tới 63,46 % số dân; thôn Rọc Nái có 29 hộ, mất 15 hộ nghèo, chiếm 51,1%; thôn Sơn Thủy có 51 hộ mất 19 hộ nghèo, chiếm 37,3%; làng Lung có 56 hộ mất 35 hộ nghèo chiếm tới 62,5%...

Ông Phạm Văn Hùng - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm VQG Bến En chia sẻ: “9 thôn trên đều sống ở đây trước khi VQG được thành lập. Chúng tôi muốn cấp đất sử dụng lâu dài cho các hộ nhưng không đủ thẩm quyền. Theo quy định nếu cắt từ 50 ha trở lên phải được Quốc hội thông qua chúng tôi mới lên kế hoạch cắt đất cho dân”.

Cần sớm có giải pháp hợp lý

Do không được cấp quyền sử dụng đất lâu dài, người dân không có bất kỳ một thẩm quyền trên mảnh đất mà họ đang ở. Các hộ dân 9 thôn mòn mỏi chờ chính sách của Nhà nước để nhanh chóng ổn định đời sống kinh tế gắn liền với việc bảo vệ rừng.

Anh Nguyễn Văn Luận (thôn Xuân Đàm, xã Hóa Quỳ) buồn bã cho biết: “Nhà chỉ có 3 sào lúa nuôi sống 7 khẩu, 6 - 7 tháng trời trông vào cây lúa. Ao hồ, đập chứa nước thì không cho làm. Nắng hạn nứt nẻ chờ vào mấy hạt nước mưa, biết lấy cái gì để xóa đói”.

Anh Nguyễn Văn Luận (thôn Xuân Đàm, xã Hóa Quỳ) bên lều trông hoa màu đã bị kiểm lâm tháo dỡ.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND xã Xuân Quỳ, cho biết: “Chúng tôi mong muốn được các cấp đề xuất cho người dân được sử dụng đất sản xuất lâu dài, để họ có điều kiện được phát triển đời sống kinh tế”. Ông Lê Hữu Đồng - Chủ tịch UBND xã Tân Bình thì bày tỏ nguyện vọng: “Mong muốn có phương án di dân, tái định cư cho họ và có phương án cắt đất, cấp đất sử dụng lâu dài cho các hộ dân”.

Chia sẻ với phóng viên, ông Phạm Văn Hùng - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm VQG Bến En bộc bạch: “Chúng tôi đã gửi kế hoạch cắt đất cho dân lên Bộ TN&MT để đánh giá kết quả tác động môi trường, khi có kết quả chúng tôi sẽ gửi kế hoạch lên Bộ NN&PTNT và các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, đã gần hai năm rồi nhưng vẫn chưa có kết quả trả lời việc đánh giá tác động môi trường, nên chúng tôi không thể gửi kế hoạch cắt đất lên các cơ quan chức năng đáp ứng nguyện vọng của người dân vùng lõi rừng”.

Sông Lô



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]