(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Tại Thọ Xuân, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Mậu Sung và Nguyễn Mậu Kiện với phong trào cách mạng Thọ Xuân - Thanh Hóa giai đoạn 1925 - 1945. Đây là hội thảo khoa học lịch sử đầu tiên được tổ chức trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội thảo khoa học lịch sử đầu tiên tổ chức ở Thọ Xuân

(VH&ĐS) Tại Thọ Xuân, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Mậu Sung và Nguyễn Mậu Kiện với phong trào cách mạng Thọ Xuân - Thanh Hóa giai đoạn 1925 - 1945. Đây là hội thảo khoa học lịch sử đầu tiên được tổ chức trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

Quang cảnh buổi hội thảo.

Tham dự hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử uy tín trong và ngoài tỉnh; thân nhân của các đồng chí Nguyễn Mậu Sung, Nguyễn Mậu Kiện. Liên quan tới nội dung hội thảo, có 12 bài viết của các nhà khoa học được tuyển chọn làm tài liệu cho hội thảo thảo luận, đánh giá.

Nguyễn Mậu là dòng họ lớn có bề dày và truyền thống cách mạng trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Tiền nhân là Nguyễn Nhữ Lãm, đây là một trong những vị công thần với nhà Hậu Lê. Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Nhữ Lãm đã theo giúp vua và lập được nhiều công lao. Sau này được vua Lê Thái Tông ban cho chữ Mậu (tươi tốt), từ đây dòng họ Nguyễn Nhữ chính thức được đổi tên thành Nguyễn Mậu cho đến ngày nay.

Trong giai đoạn cách mạng tiền khởi nghĩa, hai đồng chí Nguyễn Mậu Sung và Nguyễn Mậu Kiện (hai chú cháu) sinh ra trong gia đình bề thế lúc bấy giờ, được ăn học từ nhỏ, thông thạo chữ nho, chữ Pháp, chữ Quốc ngữ nhưng lại vô cùng tiến bộ, sớm giác ngộ theo lý tưởng cách mạng. Nguyễn Mậu Sung đã được đồng chí Lê Hữu Lập bồi dưỡng và cho tham dự lớp huấn luyện cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc). Khi về nước, ông đã bắt đầu sự nghiệp cách mạng trên chính quê hương mình. Đầu năm 1927, đồng chí Nguyễn Mậu Sung đã kết nạp đồng chí Lê Văn Sỹ và 6 người nữa vào Chi hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, đây là cơ sở vững chắc để sau này thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Nói về đồng chí Nguyễn Mậu Sung, ông Lê Xuân Kỳ - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa cho rằng: Đây là nhân vật cách mạng số 1 của Thọ Xuân những năm 1925 - 1926.

Cùng được giác ngộ lý tưởng cách mạng từ rất sớm, lại được chính chú ruột là đồng chí Nguyễn Mậu Sung truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng cứu nước của lãnh tụ Hồ Chí Minh nên đồng chí Nguyễn Mậu Kiện đã hăng hái tham gia hoạt động cách mạng khi còn là là sinh viên Trường Quốc học Huế năm 1935. Đầu năm 1939, ông về Thanh Hóa, là người có học vấn cao, thông thạo tiếng Pháp nên được giới thiệu vào làm ở cơ quan ấn loát của Tỉnh ủy Thanh Hóa lúc bấy giờ, cũng trong năm này ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và bắt đầu những hoạt động sôi nổi, giữ nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền cách mạng trước và sau khởi nghĩa.

Các ý kiến tham gia đóng góp sôi nổi tại hội thảo đều thống nhất với khẳng định về vai trò, vị thế của hai đồng chí. Cùng với đó, các ý kiến trong hội thảo cũng tập trung đưa ra những hình thức nhằm tôn vinh xứng đáng cho công lao của hai đồng chí với cách mạng. Trong đó, phần đa đều thống nhất với ý kiến của PGS Tiến sĩ Nguyễn Đức Nhuệ - Viện Phó Viện Sử học: hình ảnh, cuộc đời hoạt động cách mạng của hai ông nên được đưa vào nhà truyền thống của địa phương; và tên của các đồng chí được đưa vào ngân hàng tên của tỉnh để từ đó lựa chọn đặt tên cho các con đường, tuyến phố phù hợp.

Kết thúc hội thảo, thân nhân của hai đồng chí Nguyễn Mậu Sung, Nguyễn Mậu Kiện đã cảm ơn sự quan tâm của các cơ quan Đảng, nhà nước và các nhà khoa học đã dành tâm huyết để hội thảo thành công tốt đẹp.

Thu Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]