(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngay sau khi tiếp nhận thông tin được hỗ trợ bởi dịch bệnh Covid-19 từ Chính phủ, chị Ngọc điện thoại cho anh Phương hỏi ý kiến chồng. Anh Phương bảo, “Thôi vợ à! dành lại phần hỗ trợ của gia đình cho những người khó khăn hơn! Mình nghèo thật nhưng có nhà, có cửa và anh vẫn lo cho 5 mẹ con được, chưa tới mức phải nhận trợ cấp!”. Tôi đánh giá, đây là lời từ chối đặc biệt. Bởi lời từ chối đó chính là sự sẻ chia, gắn kết cộng đồng, lan tỏa tình yêu thương...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khi từ chối là sự sẻ chia

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin được hỗ trợ bởi dịch bệnh Covid-19 từ Chính phủ, chị Ngọc điện thoại cho anh Phương hỏi ý kiến chồng. Anh Phương bảo, “Thôi vợ à! dành lại phần hỗ trợ của gia đình cho những người khó khăn hơn! Mình nghèo thật nhưng có nhà, có cửa và anh vẫn lo cho 5 mẹ con được, chưa tới mức phải nhận trợ cấp!”. Tôi đánh giá, đây là lời từ chối đặc biệt. Bởi lời từ chối đó chính là sự sẻ chia, gắn kết cộng đồng, lan tỏa tình yêu thương...

Từ người trẻ...

Mặc cho cái nắng như đổ lửa những ngày này, người dân thị trấn Tân Phong (huyện Quảng Xương) vẫn không ngần ngại cầm trên tay lá đơn xin từ chối nhận tiền hỗ trợ ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Với tôi cũng không khó để tìm cho mình một nhân vật gạn hỏi, chị Lê Thị Ngọc (thôn Tân Cổ) cho tôi cảm tình đặc biệt. Trên chiếc xe mini độc mầu gỉ sét, chị Ngọc dáng mảnh khảnh, gương mặt nhễ mồ hôi gầy khắc khổ, song vẫn nhoẻn miệng cười tươi rói khi được hỏi - vì sao chị lại không nhận tiền hỗ trợ từ cán bộ chính sách. Theo chị Ngọc: “Nhà còn nhiều lúa gạo, lại sắp tới vụ gặt mới. Tự túc được cán bộ à! Vừa rồi mình còn tham gia ủng hộ Covid-19, chẳng có lẽ giờ lại đi nhận tiền hỗ trợ!”.

Theo chân chị Ngọc, chúng tôi đến thăm gia đình chị, trước mắt người khách là căn nhà cũ kỹ. Chị Lê Thị Oanh - cán bộ chính sách thị trấn cũng có mặt. Chị Oanh bảo, gia đình chị Ngọc thuộc diện thực sự khó khăn. Nhà có 6 khẩu, 2 khẩu thuộc diện hưởng chế độ 67, có 1 lao động duy nhất. Tuy nhiên chị Ngọc kiên quyết không nhận tiền hỗ trợ và khẳng định để nhường lại cho những người nghèo khó hơn.

Gia đình chị Lê Thị Ngọc, thôn Tân Cổ, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) nhường số tiền hỗ trợ dịch Covid-19 của Chính phủ.

Rót nước mời chúng tôi, chị Ngọc thở dài: Số mình vất vả lắm các chú à! Bản thân đang tuổi lao động, nếu đi làm công nhân tháng cũng có 5-6 triệu đồng, nhưng gia cảnh không cho mình được lựa chọn. Hai đứa con còn nhỏ, vợ chồng lại nhận nuôi thêm 1 đứa cháu của anh chị (do bố mẹ ly hôn). Trong 3 đứa, đứa đầu đang hưởng chế độ 67 cùng với mẹ già thường xuyên đau ốm. Nghĩ nhiều lúc mình chồng đi làm cũng rầu, cũng thương nhưng thực tế chẳng còn lựa chọn nào khác.

“Tôi thấy trên mạng cũng lan truyền nhiều thông tin thế này, thế nọ về việc từ chối nhận tiền hỗ trợ. Nhưng có là người trong cuộc như tôi mới rõ!” - Chị Ngọc rưng rưng nước mắt nhìn 3 đứa con tuổi ăn học mà thở dài. Đứa đầu (học lớp 7) chị bảo nó bị giãn não thể, thường xuyên có những hành động mất kiểm soát. Mẹ già thì bị bệnh thường xuyên đau ốm, hưởng chế độ 67 của Nhà nước. “Nói không phải để kể khổ, nhưng những mảnh đời éo le như mình, ngoài xã hội còn nhiều lắm! Nhà mình nói thế vẫn còn chồng mình đi làm, bản thân còn lo được thước ruộng, làm thuê lặt vặt trong thôn, xóm có dăm ba đồng tiền công. Sự ủng hộ của gia đình là xuất phát từ tâm mình, nước mình còn nghèo, xã hội còn nhiều người éo le, cùng khổ hơn”.

Đến người già...

Rời nhà chị Ngọc, tôi tiếp tục tìm đến gia đình bà Trịnh Thị Ngát - trú tại thôn Phú Thọ, thị trấn Tân Phong (huyện Quảng Xương). Căn nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa bốn bên là nhà cao tầng khang trang. Bà Ngát ngại ngùng: “Trời nắng nóng thế này, các chú ngồi tạm, nhà có mỗi cái quạt!”. Phía bên trong căn buồng cũ, bà cố ngoại đã hơn 90 tuổi, miệng móm mém nhai trầu. Bà bị lãng tai nên cũng chẳng hay chuyện nhà có khách.

Ngoài nhà, bà Ngát thở dài vì gạo trong thùng cũng sắp hết, lại phải rút tiền tiết kiệm ra đong tạm chờ mùa gặt mới. Tiếng thở dài như kéo ghì sự khốn khó mà bà bảo, từ đầu năm nay, dịch Covid nó làm cho cả nhà gần như khủng hoảng. Chuyện nằm tù ở nhà cách ly mà không có thu nhập khiến cho bà và các con ai cũng trở nên rệu rã.

Nhắc kể về hoàn cảnh gia đình, bà Ngát bảo, đám cưới của vợ chồng bà giống một cuộc “gá nghĩa” của hai mảnh đời khốn khổ, nghèo khó. Hai đứa con trai mới ngày nào, nay là những lao động chính trong nhà nuôi 5 miệng ăn. Trong đó, chồng bà là ông Bùi Sỹ Văn vì quá lao lực đã mắc phải bạo bệnh rồi mất. Kể từ đó, bà và các con cố gắng xoay xở đủ nghề để kiếm sống. Oái oăm thay, một thời gian sau, khi ra viện K (Hà Nội) khám, bà mới biết mình bị khối u. Và cũng kể từ đó, định kỳ 6 tháng 1 lần bà lại ra bệnh viện K để kiểm tra lại.

Nói về hành động từ chối nhận hỗ trợ Covid-19, bà Ngát vui vẻ bảo: Gia đình bà thuộc diện cận nghèo, như vậy cả nhà sẽ nhận được 4,5 triệu đồng. Thế nhưng, khi biết trong tỉnh mình có nhiều cụ bà, cụ ông miền núi, dẫu còn khó khăn vẫn đem hết tiền tiết kiệm được đi ủng hộ chống dịch, theo lời kêu gọi của Chính phủ... “Chứng kiến hình ảnh đem hết tiền tiết kiệm đi ủng hộ của các cụ. Tôi không lý nào lại giơ tay lên nhận. Trong khi gia đình còn con cái lo lắng, làm lụng được. Đành rằng khó, khó thật nhưng nhận sẽ là một sự hổ thẹn chính lương tâm!”. Ngay sáng hôm sau thức dậy, bà Ngát hỏi ý kiến các con, rất vui khi tất cả đều thuận ý của bà.

Câu chuyện “nhường cơm, sẻ áo” của gia đình bà Ngát, chị Ngọc, từ những người trẻ đến người già, họ không phải là trường hợp duy hiếm, mà ở tỉnh Thanh này còn đó hàng nghìn người sẵn sàng từ chối quyền lợi của mình để chung tay san sẻ cho những mảnh đời còn nhiều khó khăn, vất vả. Chị Lê Thị Oanh - cán bộ chính sách xã hội thị trấn Tân Phong cho biết: “Tính đến nay, thị trấn Tân Phong đã giải ngân được hơn 3 tỷ đồng với 2.775 đối tượng. Trong đó, có 140 đối tượng làm đơn từ chối nhận tiền hỗ trợ và ủng hộ lại để phòng, chống dịch với số tiền 100 triệu đồng. Tôi đánh giá, đây được xem là những hành động hết sức ý nghĩa tiếp nối những ngày trước đó người dân thị trấn nồng nhiệt tham gia ủng hộ chống dịch với kết quả ủng hộ cao”.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]