(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Một số địa điểm như thung Võ, thung Thưa, Đá Cháy, Dốc Ngù, Thung Đớn, Boạc Vàng Mít, Thung Nọc thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương đang bị lâm tặc lén lút chặt phá khiến hệ sinh thái rừng nguyên sinh đang bị đe dọa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lâm tặc ‘đục khoét’ Vườn Quốc gia Cúc Phương

(VH&ĐS) Một số địa điểm như thung Võ, thung Thưa, Đá Cháy, Dốc Ngù, Thung Đớn, Boạc Vàng Mít, Thung Nọc thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương đang bị lâm tặc lén lút chặt phá khiến hệ sinh thái rừng nguyên sinh đang bị đe dọa.

Luồn rừng đi tìm lâm tặc

Một chiều muộn, tôi nhận được một thông tin do một bạn đọc tên Q cung cấp: “Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương nhiều năm qua đang bị lâm tặc lén lút khai thác gỗ, quy mô tuy không ồ ạt nhưng nếu để lâu “tích tiểu thành đại” chẳng mấy chốc khu rừng nguyên sinh kia sẽ không còn. Các anh hãy lên viết bài cứu lấy rừng”.

Đúng hẹn với anh Q, sáng sớm chúng tôi đã có mặt tại thôn Đồng Luật, xã Thành Mỹ, huyện Thạch Thành. Để tránh bị phát hiện, anh Q dẫn tôi đi vòng qua Trạm Kiểm lâm Thạch Quảng và Trạm bảo vệ Lâm trường Đồng Luật. Chúng tôi men theo con đường mòn đi sâu vào trong khu rừng già của VQG. Đặt chân lên khu rừng Boạc Mít Vàng (tên địa phương thường gọi – PV). Trong khu vực này, tình trạng lâm tặc khai thác gỗ trái phép diễn ra khá nghiêm trọng, nhiều cây gỗ bị đốn hạ nằm thoi thóp giữa rừng, bên cạnh có nhiều khúc gỗ dài 50 - 60m, ván gỗ, thớt tròn bị vứt lại giữa rừng. Đau đớn hơn những chai đựng xăng, dầu dùng cho cưa máy được vứt ngổn ngang trên mặt đất. Bên một chân núi, có đến hàng chục tấm ván gỗ loại tốt dày 40cm, dài 60cm bị lâm tặc bỏ lại.

Cách đó không xa tại khu Thung Nọc, nhiều cây gỗ rừng đã bị chặt hạ. Trước đó, ván gỗ nằm la liệt bên những gốc cây “ĐKT”, xung quanh còn vương vãi mùn cưa đã mục.

Đi qua Thung Nọc là đến Thung Võ thuộc địa phận xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, nơi đây có những cây rừng mới bị “khai tử”. Chọn một vị trí dễ quan sát anh Q bắt đầu chỉ cho chúng tôi những nơi có cây gỗ quý đã bị đốn hạ cách đây chưa lâu. Không ngại nguy hiểm, tôi rón rén đến bên một gốc cây Trai Lý (thuộc nhóm II) và một cây rừng khác mà tôi chưa rõ tên, hai cây trên to đến 2 người ôm, dài 20 mét đã bị lâm tặc “xử” cách đó vài ngày và lấy đi phần gỗ tốt, chỉ còn để lại một ít tấm ván bìa không có giá trị nằm trơ trọi cho mối đục.

Đi qua Thung Võ là Thung Thưa. Tại Thung Thưa chúng tôi bắt gặp hàng loạt những cây rừng như Trai Lý, nhãn rừng… vừa bị đốn hạ và cả những cây đã đốn hạ cách đó chưa lâu nằm la liệt bên những gốc cây rừng. Trải qua một đoạn đường ngắn từ Thung Võ đến Thung Thưa, chúng tôi đếm sơ bộ cũng có đến cả chục cây gỗ bị chặt hạ.

Nhiều cây gỗ lớn bị “khai tử”.

Những “chiêu bài” của lâm tặc

Theo anh Q, để qua mặt lực lượng kiểm lâm, khi chọn các địa điểm còn nhiều cây to, cây gỗ quý để khai thác, lâm tặc sẽ tiến hành chặt hạ các cây rừng cách nhau khoảng 50 mét nằm ở vị trí rậm rạp. Khi đã “khai tử” một cây rừng, lâm tặc tiến hành xẻ nhỏ cây rừng ra thành những hộp gỗ vuông có độ dài khoảng 4 mét, chờ đến buổi tối vận chuyển ra khỏi rừng, nhằm lẩn tránh sự kiểm soát của kiểm lâm.

Để “làm ăn lâu dài”, tránh để lộ dấu vết, lâm tặc không chặt hạ những cây gỗ cho dù tốt ven đường dẫn vào VQG.Khi vào các khu rừng cấm của VQG, lâm tặc phải vòng qua các thôn như Đồng Luật, Nông Trường (xã Thành Mỹ), Yên Sơn, Trung Thành (xã Thành Yên). Mỗi nhóm lâm tặc thường có khoảng 4-5 người, mỗi người tương ứng với một công thợ.

Nhiều trường hợp gặp cây gỗ to có chất lượng tốt, cho dù có “tham” đến đâu, lâm tặc cũng chỉ lấy mỗi người đủ một công thợ tương ứng với sức khỏe của mình để vác ra khỏi rừng.

Gỗ rừng được lâm tặc cưa xẻ, bỏ bớt, cho đến khi nào phù hợp với sức khỏe thì mới dừng lại. Lâm tặc đi rồi, để lại trong rừng khá nhiều khúc gỗ, ván gỗ vẫn còn tốt. Theo năm tháng, khúc gỗ, ván gỗ kia bị mục ruỗng, cứ như thế gỗ tốt liên tục biến thành gỗ mục ngay giữa rừng già.

Khi đã phát hiện ra một cây bị chặt hạ với phần thân gỗ tròn, ván tốt còn vứt bừa bãi trong rừng, kiểm lâm sẽ thay phiên nhau mật phục, bắt giữ lâm tặc nếu quay trở lại lấy gỗ lần thứ hai. Vì vậy, những lâm tặc có kinh nghiệm, dù có tiếc phần gỗ trên cũng không quay trở lại lấy gỗ. Để vận chuyển gỗ ra khỏi rừng, lâm tặc sẽ tập trung gỗ tại một địa điểm bí mật trong rừng, rồi ngụy trang bằng cây rừng, sau đó sẽ lấy xe trâu hoặc xe gắn máy chở về.

Sông Lô



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]