(vhds.baothanhhoa.vn) - Bộ LĐ-TB&XH vừa chính thức công bố ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS năm 2018 đối với 49 quận, huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên. Theo đó, Thanh Hóa có các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, Nga Sơn, TP Thanh Hóa và huyện Triệu Sơn là những địa phương bị dừng tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc. Mất thị trường Hàn Quốc cũng đồng nghĩa, mong muốn làm giàu bằng xuất khẩu lao động của người dân ở thị trường tiềm năng này đã không còn cơ hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc và những hệ lụy

Bộ LĐ-TB&XH vừa chính thức công bố ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS năm 2018 đối với 49 quận, huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên. Theo đó, Thanh Hóa có các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, Nga Sơn, TP Thanh Hóa và huyện Triệu Sơn là những địa phương bị dừng tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc. Mất thị trường Hàn Quốc cũng đồng nghĩa, mong muốn làm giàu bằng xuất khẩu lao động của người dân ở thị trường tiềm năng này đã không còn cơ hội.

Hết hợp đồng, lao động vẫn chưa chịu hồi hương

Kết thúc hợp đồnglàm việc tại Hàn Quốc đã gần 3 năm nhưng Trần Thắng Vũ, thôn 5, xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương vẫn chưa chịu hồi hương để thanh lý hợp đồng. Theo ông Trần Đăng Hải, bố của Vũ lý do con trai chưa chịu về nước là do cháu muốn ở lại Hàn Quốc một thời gian để kiếm thêm chút tiềntrang trải cuộc sống gia đình và chút vốn sau này về còn mở hàng kinh doanh dịch vụ. Ông Hải bộc bạch: Gia đình cũng đã gọi điện động viên cho cháu hết hợp đồng thì về nước và nếu muốn đi nữa thì đi nhưng cháu nói, sợ về rồi sẽ rất khó và phải chờ đợi lâu mới có thể đi tiếp nên cháu xin phép bố mẹ ở thêm một thời gian để kiếm chút vốn. Con đã nói vậy, gia đình tôi cũng đành chấp nhận chứ biết làm sao?

Cùng trong tâm trạng muốn con trở về sau khi hết hạn hợp đồng lao động, song Lê Mạnh Thành, phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa vẫn chưa chịu về nước cũng với lý do kiếm thêm ít vốn. Bố Thành, ông Lê Mạnh Nga cho biết: Mặc dù con ông thường xuyên gọi điện về cho gia đình, song trước những thông tin về tình trạng lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc được báo đài cập nhật hàng ngày khiến ông luôn cảm thấy bất an. Thế nhưng... để bắt con về nước là vấn đề khó vì còn tuỳ thuộc ở nó. Ông Nga chia sẻ: “cháu ở lại cũng vì thu nhập, giúp đỡ gia đình nhưng cư trú bất hợp pháp bên nước bạn không biết sẽ phát hiện lúc nào, vả lại đi làm như vậy liệu có an toàn hay không”.

Không chỉ có Vũ, có Thành mà hiện trên địa bàn tỉnh có đến hàng ngàn lao động hết hạn hợp đồng vẫn chưa chịu về nước, trong đó huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc lên đến hàng trăm lao động như Đông Sơn và Hoằng Hoá, TP Thanh Hóa... Việc lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc khi hết thời hạn hợp đồng không chỉ làm mất đi hình ảnh đẹp về lao động Việt Nam trong mắt bạn bè mà những lao động này còn là tác nhânlàm ảnh hưởng đến mongmuốnđược đi làm việc tại Hàn Quốc của những lao động khác ở những địa phương này không còn cơ hội.

Nhờ có tiền từ việc đi XKLĐ mà gia đình ông Trần Văn Hải, xã Quảng Tân đã xây được ngôi nhà trị giá 1,5 tỷ đồng từ năm 2013.

Giải pháp nào cho số lao động không chịu hồi hương

Tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra những ưu đãi cho các lao động sau khi hoàn thành hợp đồng lao động về nước đúng hạn có nhu cầu được làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh, trong nước thì được hỗ trợ học nghề và tạo việc làm, ổn định cuộc sống. Bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục và vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành đầy đủ, nghiêm túc những quy định về đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, còn tích cực vận động những gia đình có con em đang lao động tại Hàn Quốc về nước đúng hạn. Riêng đối với những địa phương có tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp nhiều nhưng kết quả tuyên truyền, vận động lao động về nước không đạt thì áp dụng biện pháp hành chính bằng cách hạn chế lao động đăng kí tham dự kiểm tra tiếng Hàn và làm hồ sơ đăng kí dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc. Thực hiện chỉ đạo này, huyện Quảng Xương (địa phương không nằm trong danh sách ngừng tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc) và TP Thanh Hóa - địa phương có đông lao động cư trú bất hợp pháp cũng đã vào cuộc tích cực. Tuy nhiên, theo đại diện phòng LĐ-TB&XH của 2 địa phương này thì đa số người dân vẫn chưa tự giác kêu gọi, vận động con em về nước. Trong khi ý thức người dân chưa cao, chủ trương, chính sách tỉnh đưa ra chưa thu hút được người lao động hưởng ứng tích cực, nên chăng, tỉnh cần xem xét, đề xuất với Trung ương có biện pháp mạnh tay hơn đối với những lao động này bằng cách đề xuất phía Hàn Quốc kiên quyết không tiếp nhận số lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp vào làm việc bất cứ các doanh nghiệp nào tại nước này. Bên cạnh đó, tìm kiếm, mở rộng các thị trường có thu nhập cao và tích cực đẩy mạnh giáo dục định hướng, pháp luật để người lao động chấp hành nghiêm túc luật pháp nước sở tại. Chỉ có những giải pháp này mới hy vọng tình trạng lao động bỏ trốn hay cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc được cải thiện.

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]