(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả để lại của chất độc hóa học vẫn còn dai dẳng. Những nạn nhân chất độc da cam/dioxin vẫn từng ngày, từng giờ chống chọi với nỗi đau thể xác và tinh thần, bị suy giảm miễn dịch, con cháu của họ thì mắc các bệnh dị tật bẩm sinh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngày vì nạn nhân da cam 10-8: Cần nhiều hơn sự chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân da cam/ dioxin

(VH&ĐS) Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả để lại của chất độc hóa học vẫn còn dai dẳng. Những nạn nhân chất độc da cam/dioxin vẫn từng ngày, từng giờ chống chọi với nỗi đau thể xác và tinh thần, bị suy giảm miễn dịch, con cháu của họ thì mắc các bệnh dị tật bẩm sinh.

Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân luôn quan tâm, chăm lo, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nạn nhân chất độc da cam.

Chúng tôi có dịp đến thăm gia đình nạn nhân chất độc da cam Lê Xuân Khương, thôn Cát Xuân, xã Cát Vân, huyện Như Xuân. Từng là người lính chiến đấu ở chiến trường miền Trung, sau giải phóng ông về quê gốc ở Quảng Thắng (TP Thanh Hóa) rồi cơ duyên đã đưa ông đến với mảnh đất Như Xuân và kết hôn với người con gái dân tộc Thổ Lê Thị Nam. Những ngày đầu lập nghiệp, vợ chồng ông phải đối mặt với muôn vàn khó khăn về vốn liếng, sức khỏe do bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Nhờ sự quan tâm của Nhà nước, gia đình ông được xây tặng căn nhà tình nghĩa. Lấy đó làm động lực, phát huy phẩm chất người lính, không ngại khó, ngại khổ, ông luôn động viên vợ, con ổn định cuộc sống. Từ sự hỗ trợ của Nhà nước, được vay vốn ngân hàng, ông đã biến vùng đất hơn 10 ha một thời cằn cỗi trở nên trù phú với các loại cây trồng cho năng suất cao như sắn, luồng, keo, cao su, lúa. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông còn tích cực tham gia hoạt động địa phương, xây dựng NTM. Trong dịp 27/7 vừa qua, Thanh Hóa tổ chức “Biểu dương người có công tiêu biểu”, ông Khương vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin tỉnh phối hợp Hội Khuyến học tỉnh trao học bổng cho các em học sinh là nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Hiện nay, Thanh Hóa có 14.181 nạn nhân chất độc da cam/dioxin được hưởng chính sách trên tổng số hội viên 19.377 người. Để giúp các gia đình, nạn nhân chất độc da cam/dioxin giảm bớt khó khăn, vơi đi những nỗi đau, với tư cách là tổ chức xã hội có tính chất đặc thù, Hội NNCĐDC/ Dioxin tỉnh đã thực sự trở thành cầu nối giữa các nạn nhân với cộng đồng xã hội khi tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, nhà tài trợ quan tâm, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin bằng nhiều hình thức ý nghĩa, thiết thực như nạn nhân da cam được đi điều dưỡng, phục hồi chức năng; hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa; trao sổ tiết kiệm; tặng bò sinh sản cho nạn nhân da cam làm kinh tế hộ; nạn nhân da cam được hỗ trợ nguồn lực của tổ chức F.a.A.O.D Cộng hòa Pháp để phát triển kinh tế hộ và mua thuốc chữa bệnh; 76 nạn nhân chất độc da cam được Sở LĐ,TB&XH đưa vào nuôi dưỡng, phục hồi chức năng tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công của tỉnh; hàng nghìn nạn nhân da cam được khám bệnh và cấp thuốc miễn phí; giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, ưu đãi trong giáo dục đối với con nạn nhân da cam đã góp phần nâng mức sống nạn nhân da cam tốt hơn, động viên họ cả tinh thần lẫn vật chất.

Những việc làm thiết thực, ý nghĩa của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân đã phần nào chia sẻ, xoa dịu nỗi đau mà các nạn nhân, gia đình nạn nhân ngày ngày hứng chịu. Tuy nhiên vẫn còn đó, nhiều nạn nhân da cam phải đối mặt với bệnh tật, tâm lý bị tổn thương, đặc biệt đối với hộ có nhiều thế hệ nạn nhân. Càng đáng quan tâm hơn là một số nạn nhân da cam đơn thân nuôi con ngoài giá thú; hàng trăm nạn nhân da cam bị bệnh hiểm nghèo, nạn nhân da cam mồ côi cha hoặc mẹ rất cần sự chia sẻ, động viên, ủng hộ cả tinh thần và vật chấtđể họ vượt lên mọi khó khăn trong đời sống.

Vẫn biết, sẽ còn đó những ám ảnh, những khó khăn nhưng cùng với sự đồng lòng, chung tay của toàn xã hội, tin rằng, nỗi đau da cam sẽ dần được xoa dịu, phía sau cánh cửa mỗi gia đình sẽ là hạnh phúc, những mảnh đời bất hạnh sẽ vượt qua khó khăn, dần xóa đi mặc cảm hòa nhập với cộng đồng.

Thảo Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]