(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sau 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế. Nhiều huyện miền núi số tiêu chí đạt được còn thấp. Do đó cần nhiều giải pháp đồng bộ mới đạt mục tiêu đề ra từ nay đến năm 2020.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM

(VH&ĐS) Sau 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế. Nhiều huyện miền núi số tiêu chí đạt được còn thấp. Do đó cần nhiều giải pháp đồng bộ mới đạt mục tiêu đề ra từ nay đến năm 2020.

Kết quả đạt được

Có thể nói, khi bước vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, Thanh Hóa không khỏi lúng túng và lo lắng bởi địa bàn rộng, nhiều huyện nghèo thuộc diện 30 a Chính phủ. Song với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, nhân dân từ tỉnh đến cơ sở, cùng với sự hỗ trợ tích cực từ Trung ương, đến nay Thanh Hóa đã đạt bình quân 14,2 tiêu chí/xã (cao hơn bình quân cả nước), có 1 huyện đạt chuẩn NTM, 180 xã hoàn thành NTM và 339 thôn, bản đạt chuẩn NTM.

Theo đó, tỉnh đã huy động nguồn lực đáng kể đầu tư cho xây dựng NTM, làm cho diện mạo nông thôn thay đổi căn bản, nhất là các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Từ công sở làm việc của UBND xã đến các công trình văn hóa thể thao, trạm y tế, trường học, đường liên thôn, liên xã, kênh mương nội đồng... được xây dựng đồng bộ. Người dân phấn khởi tin tưởng vào sự đổi mới của Đảng. Không ít hộ đã hiến hàng trăm mét đất để mở rộng đường hay xây dựng nhà văn hóa thôn. Mỗi địa phương đều có cách làm riêng, không ít huyện đã huy động được nguồn lực đáng kể từ các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân, con em xa quê chung sức hướng về quê hương…

Có được kết quả trên nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có công tác chỉ đạo, điều hành ban chỉ đạo xây dựng NTM từ tỉnh đến cơ sở. Bên cạnh đó là công tác tham mưu tích cực của Văn phòng điều phối NTM tỉnh. Với những cách làm cụ thể, sáng tạo trong công tác chỉ đạo và điều hành, Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách, văn bản, cơ chế kích cầu hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương giúp các xã sớm về đích NTM. Song hành là công tác tập huấn, đào tạo cho cán bộ xây dựng NTM từ cấp huyện, xã đến thôn, bản. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, các ngành chức năng đổi mới phương thức tuyên truyền, chú trọng xây và nhân rộng điển hình tiên tiến …

Mô hình mới sản xuất tinh bột nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành.

Cần nhiều giải pháp

Tuy đạt được những kết quả nhất định nhưng Thanh Hóa vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại hạn chế trong xây dựng NTM. Sản xuất nông nghiệp chưa thực sự ổn định, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thời vụ còn chậm. Việc hình thành xây dựng cánh đồng mẫu lớn phục vụ sản xuất hàng hóa còn ít. Mặc dù năm 2016 đã có hơn 250 mô hình phát triển sản xuất được triển khai thực hiện từ nguồn vốn NTM nhưng hiệu quả nhân rộng còn ít. Các khu sản xuất, chế biến nông sản, làng nghề khu vực nông thôn còn tiềm ẩn ô nhiễm môi trường. Là tỉnh có gần 85% dân số sống ở vùng nông thôn, mặt bằng dân trí khu vực miền núi còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao nên gặp khó khăn trong huy động nguồn lực thực hiện chương trình. Ngoài ra, giữa miền núi và miền xuôi còn có sự chênh lệch lớn về thực hiện các tiêu chí. Vì thế, đến nay vẫn còn nhiều huyện miền núi chưa có xã nào về đích NTM. Đặc biệt huyện Mường Lát có 4 xã đạt dưới 5 tiêu chí… Đây là những thách thức lớn trong quá trình thực hiện chương trình MTQGXDNTM.

Để đạt mục tiêu đề ra theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, phấn đấu đến cuối năm 2020 Thanh Hóa có thêm 5 huyện đạt chuẩn NTM; riêng năm 2017 phấn đấu 1 huyện và 37 xã đạt chuẩn NTM, bình quân toàn tỉnh đạt 15 tiêu chí/xã, mỗi huyện miền núi có ít nhất 3 thôn, bản đạt chuẩn NTM; xây dựng từ 3 - 5 xã ở huyện đồng bằng ven biển đã đạt chuẩn NTM, trở thành xã NTM kiểu mẫu; mỗi huyện miền núi có ít nhất 1 thôn, bản đã đạt chuẩn NTM thành thôn, bản kiểu mẫu, theo ông Trần Đức Năng - Phó Chánh Văn phòng Thường trực văn phòng điều phối chương trình xây dựng NTM tỉnh cho biết: Phải bám sát được mục tiêu, kế hoạch XDNTM từng năm đề ra. Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp phải chủ động được kế hoạch cụ thể của mình về mục tiêu xây dựng NTM có tính khả thi cao.

Bên cạnh đó là tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Chú trọng và đổi mới công tác tuyên truyền, biểu dương các điển hình tiên tiến. Tiếp tục rà soát bổ sung các cơ chế, chính sách hiện có để đảm bảo thực hiện chương trình một cách hiệu quả. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện chương trình … Thực hiện tốt kết luận của đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM của tỉnh tại hội nghị giao ban ngày 7/4/2017 về Tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM của tỉnh.

Thúy Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]