(vhds.baothanhhoa.vn) - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ đến Tết cổ truyền của dân tộc. Không khí “vào vụ” ở các làng nghề trong những ngày gần đây đã nhộn nhịp để chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho nhu cầu thị trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều làng nghề nhộn nhịp vào Tết

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ đến Tết cổ truyền của dân tộc. Không khí “vào vụ” ở các làng nghề trong những ngày gần đây đã nhộn nhịp để chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho nhu cầu thị trường.

Những ngày này cuối năm, người làm nghề hương ở ngõ Hàng Hương, phố Quán Giò, phường Trường Thi (TP Thanh Hóa), đang bước vào thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm. Ở đây, ai ai cũng tất bật, hối hả, nhộn nhịp với công việc trộn bột, se hương... Mặc dù đã phần nào dự đoán được lượng hương xuất ra cho thị trường Tết Nguyên đán, nhưng năm nào cũng vậy, càng về áp tết công việc càng bận rộn, gấp rút hơn gấp nhiều lần so với ngày thường.

Chị Trần Thị Nguyệt ở làng hương, phố Quán Giò, người theo nghề đã mấy chục năm, chia sẻ: Tháng tết này, chúng tôi phải làm rất nhiều để có hàng phục vụ cho bà con. Cơ sở nhà tôi phải thuê thêm 6 nhân công, cộng với gia đình, làm cả ngày, cả đêm để đủ hàng bán cho thị trường.

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì: Hiện ở Quán Giò chỉ còn khoảng 30 gia đình còn lưu giữ nghề truyền thống. Để có được những búp hương đẹp, mùi thơm đặc trưng, người dân làng nghề làm hương Quán Giò phải chọn lựa kỹ càng từ nguyên liệu làm bột hương, chân hương rồi đến công đoạn quấn hương để tạo thành que hương hoàn thiện.

Hiện nay, mỗi hộ gia đình ở ngõ Hàng Hương chỉ vẻn vẹn diện tích vài chục mét vuông cho cả sinh hoạt và sản xuất. Nhưng để hương khô đều, giữ được màu sắc và mùi hương đặc trưng, người làm nghề vẫn để hương khô tự nhiên bằng cách phơi trên giàn dưới trời nắng gió từ 1 đến 2 ngày. Theo kinh nghiệm của những người làm nghề, sấy bằng lửa nhanh hơn nhưng hương thường bị mất mùi, xỉn màu, hình thức và chất lượng đều không đạt yêu cầu. Chính sự chu đáo, nghiêm khắc của người thợ trong từng công đoạn chính là bí quyết làm nên thương hiệu hương Quán Giò với mùi thơm đặc trưng, nhẹ mà thanh, không sực nức nhưng lại phảng phất rất lâu.

Những ngày này, người làm nghề hương ở phố Quán Giò (phường Trường Thi), đang tất bật, nhộn nhịp hơn bao giờ hết để kịp cho những đơn hàng dịp cuối năm.

Tại làng miến gạo xã Thăng Long (Nông Cống) những ngày này không khí làm việc cũng tất bật hơn bao giờ hết. Theo tìm hiểu chúng tôi được biết: Xã Thăng Long (Nông Cống), hiện có gần 60 hộ làm nghề miến gạo, với khoảng 250-300 lao động thường xuyên tham gia. Trung bình một ngày, một lò sản xuất có thể chế biến từ 1,5-2 tạ bột, cho ra lò hơn 1 tạ sản phẩm khô. Những ngày cận tết, do đơn đặt hàng tăng nên hầu như gia đình nào cũng phải thuê mượn thêm nhân công. Có những hộ cho ra lò vài chục tấn miến mỗi ngày. Mặc dù nghề làm miến không mang lại được thu nhập cao như các nghề khác song đã giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động ở đây. Một trong những điều quan trọng để sản phẩm miến gạo Thăng Long luôn được tin dùng là nhờ vào chất lượng và gìn giữ được uy tín từ những sản phẩm do người dân làm ra.

Chuẩn bị vào Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, nhiều hộ dân làm nghề truyền thống vui hơn vì sức mua thị trường đang tăng cao, nên yên tâm sản xuất và giữ nghề. Với họ, việc giữ được những nét đẹp truyền thống của làng nghề mình trong thời buổi cạnh tranh của kinh tế thị trường cũng là niềm tự hào.

Yến Vy


Yến Vy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]