(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Vừa qua, Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh đã tổ chức Hội nghị giao ban các doanh nghiệp FDI đánh giá lại tình hình thực hiện chế độ chính sách, đời sống, việc làm, tiền lương của công nhân - lao động (CNLĐ) tại 20 doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh trong tháng 5 và 6.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều lao động khổ vì... phúc lợi xã hội

(VH&ĐS) Vừa qua, Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh đã tổ chức Hội nghị giao ban các doanh nghiệp FDI đánh giá lại tình hình thực hiện chế độ chính sách, đời sống, việc làm, tiền lương của công nhân - lao động (CNLĐ) tại 20 doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh trong tháng 5 và 6.

Thanh Hóa hiện có 87.137 CNLĐ làm việc tại các doanh nghiệp FDI. Con số này nhìn chung đều có việc làm ổn định và cho thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/người trong tháng 5 và 6.

Thực hiện Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH, đến nay đã có 20/20 công ty áp dụng cách tính lương mới và có 8 trong số đó đã tăng tiền ăn ca cho CNLĐ lên 15 nghìn đồng/người/ngày; các doanh nghiệp đã trích nộp BHYT, BHXH, BHTN cho người lao động định kỳ, nghiêm túc, chỉ có 3% CNLĐ chưa được tham gia BHXH vì mới được tuyển dụng, đang trong thời gian thử việc…

Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong tháng 5 và 6 vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập như: Tỷ lệ CNLĐ vi phạm kỷ luật đông, có công ty lên tới hơn 300 người bị nhắc nhở, cảnh cáo và đuổi việc. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng cho CNLĐ ở nhiều công ty chưa được chú trọng; một số công ty tuyển dụng ngày một đông nhưng lại chưa có nhà ăn cho công nhân…

Nhiều công nhân đang gặp khó khăn do doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến đời sống của họ. (ảnh: Hoàng Lan)

Liên quan đến vấn đề BHXH, BHYT thì ngoài tình trạng nợ đọng BHXH của Cty TS Vina Yên Định, nhiều CNLĐ vẫn tỏ ra bức xúc vì muốn được hưởng chút phúc lợi xã hội trong trường hợp ốm đau, tai nạn hoặc chuyển công ty, họ thường gặp phải rất nhiều phiền toái phức tạp.

Ví như có trường hợp, người lao động gặp hoạn nạn bất ngờ phải chạy đi chạy lại từ công ty cũ sang công ty mới để xin các loại giấy tờ chi trả BHYT mà vẫn không có kết quả.

Không ít CNLĐ trong quá trình làm việc không may phải đi cấp cứu nhưng một số bệnh viện tiếp nhận lại không ghi rõ thời gian cần điều trị và nghỉ ngơi nên vì sợ mất việc, CNLĐ vẫn gắng gượng đi làm trong khi thể trạng còn rất yếu. Với những hồ sơ bệnh án đó, phía các công ty cũng lúng túng không biết phải thanh toán chế độ bảo hiểm y tế như thế nào cho NLĐ. Nhiều CNLĐ khó khăn cần được hỗ trợ sửa chữa, xây nhà mới nhưng lại không được xem xét vì chưa đủ 10 năm tham gia đóng BHXH…

Chủ trì hội nghị, đồng chí Vũ Anh Tuấn - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn cần tiếp tục bám sát sơ sở để kịp thời phản ánh những mặt còn tồn tại.

Đồng thời, đồng chí đề nghị các đơn vị liên quan như BHXH tỉnh, Sở LĐ,TB&XH… cần vào cuộc cùng với các tổ chức công đoàn tìm hướng tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc sao cho ngày càng đảm bảo tốt hơn quyền lợi của NLĐ.

Mai Vui



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]