(vhds.baothanhhoa.vn) - Việc phân vùng cấp nước là một trong những chủ trương đúng đắn tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp về ngành nghề kinh doanh nước sạch. Tuy nhiên, nhìn vào thực tại nước sạch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều doanh nghiệp do năng lực “yếu” đã để số phận những dự án nước sạch “trên giấy”, hoặc “đắp chiếu” suốt nhiều năm. Đơn vị có năng lực thì không thể đầu tư chồng lấn, còn người dân thì vẫn phải mòn mỏi chờ, dù bức thiết về nhu cầu nước sạch đã là vấn đề không cần phải bàn tính.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những dự án nước sạch “trên giấy”

Việc phân vùng cấp nước là một trong những chủ trương đúng đắn tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp về ngành nghề kinh doanh nước sạch. Tuy nhiên, nhìn vào thực tại nước sạch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều doanh nghiệp do năng lực “yếu” đã để số phận những dự án nước sạch “trên giấy”, hoặc “đắp chiếu” suốt nhiều năm. Đơn vị có năng lực thì không thể đầu tư chồng lấn, còn người dân thì vẫn phải mòn mỏi chờ, dù bức thiết về nhu cầu nước sạch đã là vấn đề không cần phải bàn tính.

Khi dự án “đắp chiếu” nhiều năm!

Mặc dù là các xã nông thôn mới của TP Thanh Hóa, lại nằm dọc đôi bờ sông Mã, thế nhưng suốt nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân xã Hoằng Quang, Hoằng Đại luôn sống trong tình trạng “khát” nước sạch?! Theo tìm hiểu được biết, 2 xãnày từ lâu đã có dự án cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nhiều lần người dân trong xã kiến nghị, phản ánh lên thành phố, lên tỉnh nhưng dự án vẫn “đắp chiếu” chưa thấy triển khai tiếp?! Trong khi đó, lãnh đạo xã Hoằng Quang bức thiết cho rằng: “Tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt của người dân xã Hoằng Quang xảy ra trong nhiều năm nay, 100% các hộ dân đang phải sử dụng giếng nước khoan bị ố vàng, nhiễm phèn nặng”.

Được biết, ngày 20/4/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Hệ thống nước sạch nông thôn liên huyện của Công ty CP Việt Thanh VnC, với phạm vi cấp nước cho một số xã trong đó có xã Hoằng Quang, Hoằng Đại (TP Thanh Hóa) với tổng mức đầu tư đã điều chỉnh là 261,24 tỷ đồng. Dự án sẽ được khởi công xây dựng vào tháng 7/2018 và dự kiến hoàn thành, đi vào hoạt động vào tháng 12/2019. Tuy nhiên sau nhiều lần điều chỉnh, gia hạn, ngày 10/7/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 8786 yêu cầu Công ty CP Việt Thanh VnC khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng, hoàn thành trước ngày 31/12/2019. Song, đến nay không hiểu vì lý do gì, người dân vẫn phải chờ.

Trong khi đó, tại Nông Cống, một dự án nước sạch lớn với quy mô cung ứng cho 13 xã trên địa bàn huyện này đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt từ năm 2018, đến nay vẫn chưa được triển khai thi công. Dự án bỏ vẳng đồng nghĩa với việc, hàng nghìn hộ dân huyện này phải sống trong tình trạng thiếu nước sạch trong cả thời gian dài, bởi nguồn nước hiện tại ô nhiễm không thể sử dụng.

Dự án xây dựng nhà máy nước Thăng Thọ dự kiến cung cấp cho 13 xã huyện Nông Cống,do chậm triển khai tình trạng người dân “khát nước” vẫn đang diễn ra từng ngày.

Dự án được Công ty Môi trường xanh (có trụ sở đóng tại Hà Nội) thi công. Theo kế hoạch, dự án sẽ được khởi công vào cuối năm 2018 và hoàn thành đi vào hoạt động cuối 2019. Tuy nhiên, sau 2 năm được phê duyệt, đến nay dự án xây dựng nhà máy nước Thăng Thọ vẫn chỉ là vùng đất nham nhở, lổn nhổn hoang hóa... Theo lãnh đạo huyện Nông Cống cho biết, bức thiết nước sạch của người dân là rõ. Sắp tới, huyện sẽ cho rà soát lại, những dự án nào đã được phân vùng, quy hoạch mà chưa triển khai, huyện sẽ tiếp tục kiến nghị. Khu vực nào chưa phân vùng, khó khăn về nguồn nước, huyện sẽ kêu gọi đầu tư.

Vướng phân vùng quy hoạch

Một thực tế cho thấy,trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án nước sạch khác nhau. Nhiều nhà đầu tư là các doanh nghiệp đăng ký. Tuy nhiên, khi có chủ trương đầu tư vì nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn là do năng lực nhà thầu dẫn tới đầu tư nửa chừng rồi đắp chiếu, hoặc dự án kéo dài chậm triển khai.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Sỹ Len - Phó Giám đốc Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa cho rằng: Phía công ty là đơn vị kinh doanh về nước sạch, tuân thủ các quy định cũng như việc phân vùng cấp nước của tỉnh. Về năng lực cấp nước, hiện tại công ty khẳng định là đơn vị có đủ năng lực cấp nước thêm cho các vùng. Với đô thị, công ty đủ khả năng cung cấp thêm cho các xã, vùng lân cận. Đối với các nhà máy đóng trên địa bàn các huyện, thị, cơ bản công ty đang dư công suất.Thậm chí, nếu được bàn giao phân vùng thêm cho các xã, phía công ty sẵn sàng nâng cấp quy mô, công suất.

Đơn cử, tại TP Thanh Hóa tổng công suất cấp nước của 3 nhà máy là 100.000 m3/ngày, đêm. Về thực tiễn công suất cung cấp của 3 nhà máy, vào thời điểm nắng nóng nhất, nhu cầu sử dụng nước cao nhất thì tổng công suất vận hành chỉ mới đạt 90%. Việc phân cấp thêm cho các xã “khát nước” như Hoằng Quang, Hoằng Đại đơn vị có thể làm được. Tuy nhiên, đã có phân vùng cấp nước nên công ty không thể đầu tư chồng lấn. Hay tại huyện Nông Cống, công suất hơn 2.000 m3/ngày đêm. Sắp tới, dự kiến công ty sẽ tiếp tục nâng công suất của nhà máy, việc phân cấp cho các xã lân cận của huyện đang khó khăn về nước là chuyện không khó. Khó ở chỗ đã có phân vùng cho các đơn vị khác.

Trong khi đó, ông Lê Xuân trường - Giám đốc chi nhánh nước Nông Cống (thuộc Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa) kiến nghị, đối với những dự án đã quy hoạch, phân vùng nếu các đơn vị kéo dài thời gian không triển khai thì tỉnh nên có động thái thu hồi, chuyển giao đơn vị khác.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]