(vhds.baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh của nhiều doanh nghiệp chậm, có những dự án kéo dài nhiều năm, nhưng vẫn không bị thu hồi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những dự án “treo” kinh niên

Thời gian qua, tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh của nhiều doanh nghiệp chậm, có những dự án kéo dài nhiều năm, nhưng vẫn không bị thu hồi.

Dự án khu du lịch biển Tiên Trang chậm tiến độ nhiều năm liền vẫn không triển khai.

Mặc dù chậm triển khai thực hiện, thậm chí chậm cả chục năm, nhưng 10 dự án của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công Thanh tại Thanh Hóa mới chỉ có 1 dự án hoàn thành, còn lại 9 dự án vẫn đang dang dở. Với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng hơn 36.500 tỷ đồng, trong đó có 9 dự án đầu tư trong Khu kinh tế Nghi Sơn, 1 dự án đầu tư trên địa bàn TP Thanh Hóa. Điển hình như: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh, dự án này được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư từ 2008, đến nay, dự án mới chỉ hoàn thành các thủ tục về môi trường, chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư, chậm tiến độ theo quy định; Dự án biển Golden Coast Resort tại xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, dự án được UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép nghiên cứu đầu tư, xây dựng từ năm 2006, địa điểm đầu tư xây dựng tại xã Hải Hòa, xã Bình Minh, huyện Tĩnh Gia, đến nay đã 12 năm nhưng dự án vẫn chưa triển khai thực hiện; Dự án đầu tư bến cảng tổng hợp số 6 dự án được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2015.

Những cái tên tiêu biểu trong hàng chục dự án du lịch tại Thanh Hóa có chung tình trạng “ì ạch” ví như Khu đô thị du lịch sinh thái Tân Dân (Công ty CP Tập đoàn T&T), Khu đô thị sinh thái biển Đông Á Sầm Sơn (Tổng Công ty Bất động sản Đông Á), Khu du lịch thể thao sinh thái Tiên Trang (Công ty TNHH SOTO)... thay vì được nói nhiều về quy mô, vốn đầu tư hay hiệu quả khai thác - thì đang được biết đến với “độ trễ” quá lớn về tiến độ thực hiện. Có thể nói, những dự án có “thâm niên” thực hiện kéo dài đang gây ra không ít hệ lụy, cả về kinh tế và xã hội. Dễ thấy nhất là đời sống người dân nằm trong khu vực dự án đang bị đặt vào tình thế “đi thì cũng dở, ở không xong”.

Năm 2018, tỉnh Thanh Hoá đã ban hành quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với 85 dự án, trong đó UNBD tỉnh ra quyết định thu hồi đối với 51 dự án, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp ra quyết định thu hồi 34 dự án (có 7 dự án nhà đầu tư xin tự chấm dứt). Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ và kiến nghị UBND tỉnh thu hồi đất của 28 dự án.

Nguyên nhân thu hồi là do các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đầu tư và Luật Đất đai. Việc quyết tâm thu hồi các dự án vi phạm đã góp phần làm lành mạnh môi trường đầu tư, tránh lãng phí tài nguyên và đưa công tác quản lý Nhà nước về đất đai đi vào nền nếp.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]