(vhds.baothanhhoa.vn) - Phú Quốc - hòn đảo xinh đẹp nằm ở vùng biển phía Tây Nam của Tổ quốc, được mệnh danh là Đảo Ngọc, một đô thị du lịch danh tiếng của Việt Nam. Nơi đây còn nổi tiếng bởi có một nhà tù được lập ra từ thời Pháp thuộc, một “địa ngục trần gian” từng giam giữ, tra tấn dã man 40 ngàn tù nhân chính trị các thời kỳ, trong đó có nhiều người con quê hương Thanh Hóa. Tại nghĩa trang liệt sĩ Dương Đông, đảo Phú Quốc hiện có 3.309 ngôi mộ cá nhân và 3 ngôi mộ tập thể; riêng tỉnh Thanh Hóa có 131 mộ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những hồn thiêng... được trở về quê mẹ

Phú Quốc - hòn đảo xinh đẹp nằm ở vùng biển phía Tây Nam của Tổ quốc, được mệnh danh là Đảo Ngọc, một đô thị du lịch danh tiếng của Việt Nam. Nơi đây còn nổi tiếng bởi có một nhà tù được lập ra từ thời Pháp thuộc, một “địa ngục trần gian” từng giam giữ, tra tấn dã man 40 ngàn tù nhân chính trị các thời kỳ, trong đó có nhiều người con quê hương Thanh Hóa. Tại nghĩa trang liệt sĩ Dương Đông, đảo Phú Quốc hiện có 3.309 ngôi mộ cá nhân và 3 ngôi mộ tập thể; riêng tỉnh Thanh Hóa có 131 mộ.

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng cán bộ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa đón nhận các liệt sĩ khi đã trở về quê hương.

Di dời hài cốt liệt sĩ về quê hương, đó là nguyện vọngtha thiết của các gia đình có người thân hy sinh và hiện đang an nghỉ tại nghĩa trang này. Tuy nhiên, để đưa được hài cốt các liệt sĩ trở về là việc làm không hề đơn giản. Ngoàiviệc làm thủ tục di dời hài cốt liệt sĩ phải mất nhiều thời gian, công sức, đến đảo Phú Quốc đường xá xa xôi, phải đi nhiều chặng và khá tốn kém nên những gia đình nghèo, neo đơn khôngthể vào tận nơi đưa hài cốt liệt sĩ về.Hỗ trợ các gia đình đưa hài cốt liệt sĩ từ đảo Phú Quốc trở về quê hương, Ban liên lạc Cựu chiến binh (BLLCCB) Hải quân Thanh Hóa đã đứng ra kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ nguồn kinh phí thực hiện công việc “đền ơn đáp nghĩa” và trong một lần Ban tổ chức đi cùng vớicác thân nhân liệt sĩ vào tận nơi đã đưa được 17 hài cốt đồng đội về quê hương. 17 ngôi mộ được di dời về quê hương Thanh Hóa trong đợt đi ấy là những cán bộ chiến sỹ hi sinh trong thời kỳ chiến tranh biên giới Tây Nam, giúp nước bạn Campuchia diệt trừ chế độ Pôn pốt Iêng xa ri - thảm họa diệt chủng của loài người. Các đồng chí hi sinh được đưa về lần này đều ở các đơn vị thuộc Quân chủng hải quân: Lữ đoàn 126, 101 Đặc công, Lữ đoàn 171 cơ động, Vùng 5..., hầu hết là quê miền biển: Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn...

20 chiến sĩ trẻ Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 5 tham gia cất bốc hài cốt liệt sĩ.

Đến bên từng phần mộ chuẩn bị được cất bốc di dời, CCB Nguyễn Văn Hạnh thay mặt đoàn CCB Hải quân Thanh Hóa khấn hương hồn các liệt sĩ xin đưa các anh về. Không theo khuôn mẫu các bài văn khấn thông thường, ông Hạnh nói với đồng đội nằm dưới mộ mà như đang nói chuyện với người còn sống: “Anh Hải, anh Cát, anh Hồng ơi!... Đất nước hòa bình thống nhất từ lâu, nhưng gia đình còn nhiều khó khăn, lại xa xôi cách trở nên mãi đến bây giờ mới có điều kiện vào đây đóncác anh về. Xin các anh vui vẻ mỉm cười nơi chín suối mà đại xá cho sự chậm trễ này. Ngày mai đúng giờ tốt ngày lành, chúng tôi xin đưa linh cốt của các anh lên để về với quê hương, vớianh em thân tộc nhé!” Chỉ mấy lời mộc mạc vậy thôi, mà ai cũng rưng rưng nước mắt. Em gái của Liệt sỹ Nguyễn Minh Hải (cô Nguyễn Thị Lý) òa lên khóc sau khi ông Hạnh khấn xong trước phần mộ anh trai.

Nghĩa trang Dương Đông, trong buổi sáng thực hiện việc cất bốc di cốt liệt sỹ, nhiều người là đồng hương, đồng đội, người thân của các liệt sỹ hiện đang sinh sống ở Phú Quốc đã đến để thắp nén hương chia tay các liệt sĩ. Suốt hàng chục năm nằm ở nghĩa trang này, tuy xa quê hương, nhưng phần mộ các liệt sĩ luôn được bà con quê Thanh Hóa sinh sống tại Phú Quốc thường xuyên đến chăm lo hương khói. Đại tá Đặng Anh Cự, Chính ủy Trung tâm quốc phòng 5, quê Nga Hải, Nga Sơn, hiện sống ở TP Hồ Chí Minh đã có mặt tại Phú Quốc rất sớm để đón đoàn Thanh Hóa vào, và tham gia cất bốc hài cốt liệt sĩ suốt mấy ngày trời. Ông đã kể cho chúng tôi nghe về trận đánh cuối cùng giải phóng Kampong Thom của nước bạn Campuchia. Rất nhiều đồng đội của ông đã hi sinh trong trận đánh khốc liệt ấy, trong đó có liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân cũng được đưa di cốt về đợt này.

Hai mươi chiến sĩ trẻ dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Ngọc Chuyên - Trưởng Ban chính sách Phòng Chính trị , Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 5, đã hỗ trợ các thân nhân liệt sỹ lần lượt cất bốc 17 hài cốt chu đáo, an toàn trong một buổi sáng.

Đông đảo bà con, người thân, đồng đội liệt sĩ đến chào tạm biệt trước khi đoàn đưa các anh về quê hương.

Lễ tiễn đưa hài cốt liệt sĩ về quêđược tổ chức vào buổi sáng hôm sau, với sự tham gia của lãnh đạo và cán bộ chiến sỹ Bộ Tư lệnh vùng 5 Hải quân.Một cơn mưa to gió lớn bất chợt ào đến. Qua cửa kính nhà tang lễ nhìn lên nghĩa trang, những ngôi mộ nghiêm trang dưới mưa gió, có lẽ trong giây phút tiễn đưa xúc động này, những người ở lại bên dưới những nấm mồ kia cũng không cầm được nước mắt khi chia tay những đồng đội đã bao năm gắn bó.

Trên suốt chặng đường về, mỗi lần dừng nghỉ, CCB Nguyễn Văn Hạnh lại thay mặt đoàn làm thủ tục “mời” các liệt sĩ ăn sáng, ăn trưa, vẫn cách nói chuyện như với người còn sống. Việc đưa rước hài cốt vì vậy không có vẻ bi lụy đau thương như thường thấy. Người đã khuất dù chỉ hiển hiện trong phần di cốt phủ màu cờ đỏ, nhưng đối với đồng đội, họ vẫn tồn tại thân thuộc như lúc đang còn sống. Trong suốt hành trình, chúng tôi tưởng như các anh luôn có mặt, cùng đồng đội chúc nhau chén rượu quê mang theo, cùng vui cười trong những câu chuyện tếu táo, hài hước và những kỷ niệm đẹp của đời lính, khiến cho suốt dọc đường về, ai nấy đều phấn chấn như được trẻ lại ở cái thời “đường ra trận mùa này đẹp lắm”.

Cùng những CCB Hải quân Thanh Hóa ra Đảo Phú Quốc để đưa hài cốt các liệt sĩ về quê hương, tôi mới thấm thía hết nghĩa tình đồng chí, đồng đội, đồng hương, tình thân gia đình và tình đồng bào giữa hai miền Nam Bắc... Trải nghiệm những cung bậc tình cảm ấy, những người trẻ như chúng tôi mới thấu hiểu được: vì sao cha ông ta sẵn sàng đổi máu xương vì độc lập, thống nhất nước nhà, và vì sự nghiệp quốc tế cao cả. Tuổi mười tám đôi mươi, tạm biệt quê hương gia đình đi làm nhiệm vụ thiêng liêng mà Tổ quốc giao phó, nhiều người chưa được nhìn mặt đứa con thơ sắp chào đời, chưa kịp có mái ấm hạnh phúc riêng tư, thậm chí chưa kịp có mối tình đầu. Ngày trở về, được ôm trọn trong vòng tay của những ngườithân, đồng đội của mình, những chàng trai sức vóc “bẻ gãy sừng trâu” năm xưa chỉ còn là những phần di cốt nhẹ bẫng, thậm chínhẹ hơn cả khi vừa lọt lòng mẹ. Lúc ra đi, họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, khi trở về, hương hồn cũng nhẹ nhàng, thanh thản vì từ nay sẽ được an nghỉ trong lòng đất mẹ, và cả những người còn sống cũng không còn phải băn khoăn trăn trở vì chưa đưa được các anh về với quê hương yêu dấu.

Minh Xuyên


Minh Xuyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]