(vhds.baothanhhoa.vn) - Dự án nhiệt điện Nghi Sơn 2 thuộc địa bàn xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia là dự án nhiệt điện lớn có công suất lên đến 1.200MW với tổng mức đầu tư 56.366 tỷ đồng tương đương gần 2,5 tỷ USD. Góp phần đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, nhiều hộ dân xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia đi tiên phong “nhường” lại nhà cửa, ruộng vườn, thậm chí cả mồ mả tổ tiên cho dự án đến nơi ở mới tại khu tái định cư Hải Bình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những người tiên phong nhường đất dự án nhiệt điện Nghi Sơn 2

Dự án nhiệt điện Nghi Sơn 2 thuộc địa bàn xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia là dự án nhiệt điện lớn có công suất lên đến 1.200MW với tổng mức đầu tư 56.366 tỷ đồng tương đương gần 2,5 tỷ USD. Góp phần đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, nhiều hộ dân xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia đi tiên phong “nhường” lại nhà cửa, ruộng vườn, thậm chí cả mồ mả tổ tiên cho dự án đến nơi ở mới tại khu tái định cư Hải Bình.

Ông Vũ Đình Phúc - Chủ tịch UBND xã Hải Hà cho biết: Hiện trên địa bàn xã có 6 dự án đang triển khai, thực hiện với diện tích đất bị thu hồi phục vụ dự án là 350 ha và có 1.600 hộ bị ảnh hưởng, trong đó550 hộ phải di dời đến khu tái định cư (TĐC) xã Hải Bình. Thực hiện chỉ đạo của huyện, tỉnh về sớm bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư, Đảng ủy, chính quyền và các đoàn thể trong xã đã vào cuộc tích cực tuyên truyền, vận động người dân hiểu về mục đích, ý nghĩa của dự án đối với sự phát triển KT-XH của địa phương, của đất nước.Bên cạnh đó, việc công khai giá cả đền bù cũng như các chế độ, chính sách người dân được hưởng khithực hiện bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư theoquy định của Nhà nước cũng được địa phươngphổ biến thông qua các buổi họp thôn... Bằng cách làm trên, người dân rất đồng thuận với chủ trương thu hồi đất của Nhà nước, sẵn sàng nhường đất cho dự án. Vì vậy, nhiều dự án trên địa bàn xã đến nay đã thực hiện xong GPMB như dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 và nhiệt điện Nghi Sơn 2. Cũng theo ông Phúc, trong số 550 hộphải TĐC có nhiều hộ dân tiên phong gương mẫu rất cao như hộ gia đình ông Lê Sĩ Vinh, Nguyễn Văn Chiến, Đồng Văn Thảo, Lê Văn Cảnh... hay các hộ gia đình là đảng viên như hộ gia đình ông Lê Văn Thắng, Đồng Phúc Triều...

Có mặt tại khu TĐC xã Hải Bình, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước những ngôi nhà cao tầng khang trang được quy hoạch như một khu đô thị, có đường điện cao áp, có hệ thống thoát nước, đường đi lối lại được rải thảm nhựa... Ông Đồng Phúc Triều, Trưởng thôn Hà Tây, đồng thời là đảng viên đầu tiên tiên phong nhường đất cho dự án để lên khu TĐC Hải Bình ngậm ngùi cho biết: Từ bỏ “nơi chôn rau, cắt rốn”, mồ mả tổ tiên để đến an cư, lập nghiệp nơi ở mớilà việc làm rất khó. Song, vì sự phát triển chung của địa phương, của đất nước những đảng viên như ông cần phải gương mẫu đi đầu. Vì vậy, trong số hơn 500 hộ dân thuộc diện phải di dời bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư, ông Triều là người xung phong đầu tiên. Tiếp theo ông Triều, hàng trăm hộ dân khác thuộc diện TĐC đã nhanh chóng bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư để lên lập nghiệp tại khu TĐC Hải Bình.

Cũng nằm trong số những người dân đầu tiên xung phong nhường đất cho dự án lên khu TĐC Hải Bình, ông Lê Sĩ Vinh không giấu được niềm vui: Cuộc sống gia đình ông ở khu TĐC bây giờso với nơi ở trước đây (xã Hải Hà) rất tốt. Rồi ông cho biết: Trước đây khi sống ở Hải Hà, suốt ngày lam lũ, bám mặt với cánh đồng muối và những chuyến làm thuê đánh bắt hải sản ở gần bờnên chỉ mơ cuộc sống đủ ăn là may mắn lắm rồi. Nay lên khu TĐC, cuộc sống gia đình ông không những có bát ăn bát để nhờ vào nghề mở quán ăn, cộng với việc các con của ông đi làm công ty mà còn được sống trong ngôi nhà cao tầng, điện, nước sinh hoạt đầy đủ, đường đi lối lại rộng thênh thang. Đó là điều hơn hẳn so với nơi ở cũ (xã Hải Hà).

Gia đình ông Đỗ Ngọc Trung cũng có cuộc sống dần dư dả hơn. Theo ông Trung, nhờ lên khu TĐC, gia đình ông mới có điều kiện xây ngôi nhà cao tầng khang trang nằmngay mặt đường. Hơn nữa, đường đi, lối lại ở đâyrất thuận lợi nên đã tạo điều kiện để ông mởđại lý phân phối, tiêu thụ thực phẩm cho Công ty Minh Đạt Food. Từ khi gia đình làm đại lý cho Công ty đã giúp cho 2 vợ chồng ông có việc làm, thu nhập ổn định nên cuộc sống có bát ăn, bát để.

Mặt bằng sạch sẽ được bàn giao cho nhà đầu tư.

Trên đây chỉ là 3 trong số hàng trăm hộ gia đình của Hải Hà “nhường” đất cho dự án lên TĐC tại xã Hải Bình mà tôi đã gặp, tiếp xúc. Qua các hộ gia đình, tôi biết cuộc sống của họ ở nơi ở mới có khá hơn so với nơi ở cũ về hạ tầng cơ sở. Nhưng ở họ còn đó một nỗi niềm đáng quan tâm, suy nghĩ như trường hợp của ông Đồng Phúc Triều. Theo ông Triều, đến nơi ở mới, ông được cấp 150m2 đất ở và khi ấy 3 con trai của ông chưa lập gia đình.

Tuy nhiên, sau đó không lâu, lần lượt 2 con trai lớn lập gia đình, rồi có con. Ông đã đề đạt nguyện vọng muốn được Nhà nước quan tâm, giải quyết cho gia đìnhthêm suất đất để tách hộ nhưng nguyện vọng đó dù đề đạt nhiều lần nhưng không được giải quyết. Thành thử... nhiều năm rồi, gia đình ông vẫn chịu cảnh 4 thế hệ cùng chung sống trong căn nhà ống, diện tích 150m2. Ngoài nhu cầu về đất ở, vấn đề việc làm cho các hộ ở khu TĐC cũng đang là vấn đề nóng. Thực tế, trong số 117 hộ lên TĐC, số lao động trong độ tuổi vàolàm tại Khu kinh tế Nghi Sơn, Công ty Long Hải chỉ đếm được trên đầu ngón tay, số còn lại chủ yếu lao động trong độ tuổi từ 50 trở lên không kiếm được việc làm trong khi đó, họ không còn ruộng để sản xuất.

Mặt khác, dù đã “an cư” hơn 7 năm, song những người dân TĐC này vẫn là công dân của xã Hải Hà nên cần bất cứ giấy tờ nào..., họ đều phải đi một quãng đường 15-20 km từ Hải Bình về Hải Hà xin xác nhận. Càng khó hơn với những hộ già cả, neo đơn... Cũng theo các hộ, từ khi lên TĐC, hoạt động vui trại hè cho các cháu thiếu nhi đều không được tổ chức, trong khi đó bên Hải Bình thì tổ chức đông vui, nhộn nhịp nên không chỉ các cháu “tủi” mà người lớn cũng chạnh lòng. Bên cạnh đó, tuy hạ tầng khu TĐC được đầu tư nhưng nay đã xuống cấp nghiêm trọng, nhất là hệ thống thoát nước, đường giao thông nên chỉ trận mưa khoảng 10 phút là ngập úng, nước chảy vào các hộ dân. ..

Thiết nghĩ, những khó khăn, vướng mắc mà người dân TĐC đang gặp phải, rất cần sự quan tâm, tháo gỡ kịp thời của các cấp chính quyền, các ban, ngành chức năng. Có như vậy, những người dân tiên phong, gương mẫu chấp hành chủ trương của Nhà nước mới cảm thấy mình không bị “thiệt thòi” khi quyết định nhường đất cho dự án.

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]