(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo báo cáo về công tác rà soát mới đây từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa thì hiện có tới 34 trọng điểm đê điều chưa bảo đảm an toàn...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗi lo đê trung ương trước mùa lũ

Theo báo cáo về công tác rà soát mới đây từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa thì hiện có tới 34 trọng điểm đê điều chưa bảo đảm an toàn...

Cũng theo báo cáo từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa điều đáng quan ngại, khi trong tổng số những vị trí đê xung yếu thì có 14 trọng điểm trên các tuyến đê từ cấp I đến cấp III; 20 trọng điểm trên các tuyến đê cấp IV, cấp V. Đơn cử, đê hữu sông Chu có tới 4 vị trí xung yếu, thuộc các huyện Thọ Xuân (3 vị trí), huyện Thiệu Hóa (1 vị trí). Đê hữu sông Mã cũng có 4 vị trí, trong đó TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn và các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, mỗi địa phương có 1 vị trí xung yếu...

Đối với tuyến đê tả sông Mã đoạn qua huyện Vĩnh Lộc cũng có 2 điểm xung yếu, nguy cơ mất an toàn. Trên đê tả sông Lèn thuộc huyện Nga Sơn có 2 vị trí xung yếu, đê hữu sông Lèn qua huyện Hậu Lộc cũng có 2 vị trí. Trên tuyến đê tả sông Bưởi, huyện Thạch Thành và huyện Vĩnh Lộc đều có 1 vị trí xung yếu. Đê tả sông Nhơm qua các huyện Triệu Sơn và Nông Cống, mỗi địa phương đều còn một vị trí xung yếu. Trên các đê sông nhỏ hơn, như: Cầu Chày, sông Nhơm, sông Thị Long, sông Hoàng, sông Yên, đều có từ 1 đến 2 điểm xung yếu...

Tính cấp bách trước mùa mưa bão cận kề, ngày 25/4 vừa qua, đoàn công tác Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn, đã có chuyến kiểm tra chất lượng và tình hình phát triển hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Tại huyện Nga Sơn, bên cạnh những nỗ lực trong công tác xây dựng, bảo vệ đê điều thì Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, việc còn một số đoạn đê nhỏ yếu, thân đê thấp, thường xuyên bị tràn và sạt, điển hình đê hữu sông Càn qua xã Nga Phú và Nga Thái... Một dự án khác là tuyến đê biển Nga Sơn đã được đầu tư nhiều năm nay từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách Trung ương, nhiều hợp phần đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đoạn hơn 2km thuộc xã Nga Thủy do thiếu vốn nên bị dở dang từ nhiều năm qua.

Tuyến đê biển đoạn qua địa bàn xã Nga Thủy triển khai dở dang đang là mối lo của người dân trước mùa mưa lũ.

Thực tế, qua tìm hiểu của chúng tôi, nỗi lo trên không chỉ tồn tại ở những tuyến đê chưa được đầu tư, nâng cấp dokhó khăn về vốn mà nhiều tuyến đê thậm chí đã được đầu tư lên tới cả trăm tỷ đồng cũng đang là “báo động” trước mùa mưa lũ năm nay. Cụ thể, 6 dự án phục vụ nâng cấp đê tả, hữu sông Chu đoạn qua địa bàn 2 huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa dù mới được nghiệm thu chưa bao lâu, đến nay dự án đã xuống cấp nghiêm trọng. Vấn đề này đã được Báo Văn hóa và Đời sống phản ánh. Bên cạnh đó, là nỗi lo của những tuyến đê do khó khăn về nguồn kinh phí đầu tư nên còn dang dở. Đơn cử, đó là tuyến đê cấp thiết đoạn qua địa bàn xã Nga Thủy, Nga Tân (huyện Nga Sơn). Tuyến đê trung ương ngoài vai trò bảo vệ cho hàng ngàn hộ dân còn là tuyến đê ngăn mặn để bà con nhân dân yên tâm nuôi trồng thủy hải sản nhưng còn gần 3km chưa được đầu tư gần 10 năm qua.

Một hộ nuôi trồng thủy hải sản xã Nga Thủy không khỏi lo lắng: “Dự án được triển khai từ năm 2013 - 2014 mà đến giờ vẫn bỏ bê không thi công tiếp? Người dân chúng tôi thì mong ngóng, mòn mỏi chờ đợi, bởi tuyến đê quyết định sự thành bại của cánh đồng nuôi trồng thủy hải sản, còn dự án thì vẫn dậm chân tại chỗ”.

Trong khi đó một hộ dân khác thắc mắc: “Cả tuyến đê còn khoảng gần 3km chẳng hiểu vì sao lại không triển khai thi công hết. Người dân chúng tôi đầu tư hàng trăm triệu đồng để cải tạo đồng cói, chuyển sang nuôi trồng thủy hải sản theo chủ trương chung của xã, huyện cũng như ngành nông nghiệp, dù giá trị kinh tế cao nhưng làm theo kiểu vừa làm, vừa lo, thấp thỏm, bấp bênh mà đến ngao ngán!”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đoạn tuyến còn khoảng 3km chưa được triển khai thi công chính là tác nhân khiến cho người dân lo lắng. Theo đó, mỗi khi triều cường lên là nước biển lại tràn vào ngấp nghé mặt đê, đe dọa các đồng nuôi tôm, cua, cá... Đặc biệt vào mùa mưa bão, người dân lo ngay ngáy túc trực ở đồng tôm, đồng cua, sử dụng mọi biện pháp để tránh nước tràn vào đồng, ao nuôi trồng... “Chuyện nước lên cao ngập đồng, trắng ruộng có thể xảy ra bất cứ lúc nào” - một hộ dân lo lắng.

Trao đổi với Báo Văn hóa và Đời sống, ông Mai Trọng Dụng - Phó Chủ tịch UBND xã Nga Thủy xác nhận: Ngoài những bất cập, tiềm ẩn những rủi ro đối với hơn 20ha đồng ao nuôi trồng thủy hải sản của bà con nhân dân thì nguy cơ ảnh hưởng, đe dọa tới tính mạng con người khiến các cấp chính quyền lo lắng. Mùa mưa bão tới cũng là thời điểm nguy cấp ông cùng lực lượng dân quân xã phải đi vận động người dân di dời đến nơi ở khác. Do tài sản của người dân là những đồng, ao nuôi trồng còn đó nên việc vận động người dân gặp vô vàn những khó khăn.

Được biết, tỉnh Thanh Hóa có tới hơn 1.000 km đê các loại, tuy nhiên đến thời điểm trước mùa mưa bão năm 2020 còn nhiều tuyến đê chưa được đầu tư nâng cấp, nhiều tuyến đê khác đang sửa chữa nhưng thiếu vốn nên chưa hoàn thành, ảnh hưởng bất lợi cho công tác phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xảy ra khi mùa mưa bão năm 2020 cận kề.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]