(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trước diễn biến ngày càng phức tạp trong việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả (PBG), phân bón kém chất lượng (PBKCL) đang là “vấn nạn”, là nỗi lo không chỉ của nhà nông mà còn là nỗi lo chung của những doanh nghiệp sản xuất phân bón uy tín; làm đau đầu các nhà quản lý thị trường…

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗi lo không chỉ của nhà nông

(VH&ĐS) Trước diễn biến ngày càng phức tạp trong việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả (PBG), phân bón kém chất lượng (PBKCL) đang là “vấn nạn”, là nỗi lo không chỉ của nhà nông mà còn là nỗi lo chung của những doanh nghiệp sản xuất phân bón uy tín; làm đau đầu các nhà quản lý thị trường…

Thật - giả lẫn lộn

Với đặc thù là tỉnh có địa bàn rộng, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy Thanh Hóa luôn được xem là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất phân bón uy tín, được thị trường công nhận thì vẫn còn đó không ít các doanh nghiệp lợi dụng những kẽ hở trong quản lý nhà nước để tận dụng sản xuất, kinh doanh PBG, PBKCL.

Đa phần những dòng sản phẩm PBG, PBKCL luôn song hành với giá cả cạnh tranh, nhãn hàng bắt mắt, thị trường hoạt động chủ yếu tại các huyện vùng sâu, vùng xa, những địa bàn trình độ dân trí còn thấp, nhận thức về thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa của người dân còn hạn chế; việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng cơ quan chức năng còn lỏng lẻo…

Trao đổi với bà con nông dân, họ đều lên án mạnh mẽ với nạn PBG, PBKCL. Tuy nhiên, để có thể phân biệt được đâu là PBG, PBKCL luôn là bài toán khó đối với họ. Bà Nguyễn Thị Hương (một hộ dân huyện Nông Cống) cho biết: Gia đình bà từng gặp phải trường hợp PBG khi mua phân tại đại lý nhỏ lẻ. Về bao bì, nhãn hàng không có gì khác với phân bón thực, nhưng bón xuống ruộng từ đầu vụ đến khi thu hoạch, phân bón vẫn còn nguyên hạt!

Thị trường phân bón ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người nông dân.

Bà Trần Thị Liệu - một chủ đại lý phân bón tại xã Tế Lợi (Nông Cống) cho biết: Những nhãn hiệu PBKCL thường xuất hiện tại các đại lý nhỏ, kinh doanh tổng hợp. Riêng những đại lý phân phối lớn như của gia đình bà thì dù có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đến mời làm đại lý các loại phân bón mới, nhưng do nghi ngờ về chất lượng, nguồn gốc xuất sứ nên gia đình tôi đều từ chối không dám tiếp nhận mới.

Và những khó khăn trong phát hiện, xử lý

Với thủ đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh PBG, PBKCL ngày càng tinh vi, gây không ít khó khăn cho người sử dụng cũng như khả năng phát hiện, xử lý của các cơ quan chức năng. Theo một nhân viên thị trường của hãng phân T.N đóng trên địa bàn tỉnh cho biết: Hiện, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón uy tín, chất lượng trong tỉnh đang hết sức bất bình trước tình trạng “đổ bộ” của rất nhiều các loại PBG, PBKCL từ các tỉnh ngoài tràn vào. Với đặc điểm bao bì đẹp, giá thành rẻ đang gây lũng đoạn thị trường phân bón trong tỉnh, đặc biệt là các huyện vùng sâu, vùng xa.

Cũng theo nhân viên này cho biết: Hiện tại, trên địa bàn cũng như các tỉnh lân cận đang xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất phân bón theo kiểu “cuốc xẻng” (tức công nghệ sản xuất thủ công, không đảm bảo quy trình). Sau khi mua sản phẩm phân bón của các đơn vị uy tín về phối trộn với các tạp chất, sản phẩm không đảm bảo chất lượng; hàm lượng cũng như thành phần tỷ lệ các chất không đạt chuẩn; bao bì ghi tỷ lệ một đường, ruột bên trong hàm lượng, tỉ lệ một nẻo…

Để tránh trường hợp người nông dân mua phải PBG, PBKCL, cách làm của UBND xã Tế Lợi đó là địa phương luôn phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng như quản lý thị trường. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động cung ứng phân bón từ Hợp tác xã và một số đại lý phân bón lớn, có uy tín đến bà con.

Tuy nhiên, để có thể ngăn chặn một cách triệt để hơn vấn nạn PBG, PBKCL, cần hơn nữa sự vào cuộc của các cấp, ngành chức năng, đặc biệt là đơn vị Chi cục Quản lý Thị trường trong công tác kiểm tra, kiểm soát...

Gần đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại đối với Cty CP Nông nghiệp bền vững Đất Việt với số tiền 290 triệu đồng (địa chỉ xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc) do sản xuất phân bón không đạt chất lượng quy định và hành vi sản xuất phân bón giả.

Trách nhiệm là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Chi cục Quản lý Thị trường thời gian qua đã phối hợp với Công an tỉnh thành lập các tổ kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh đột xuất…

Riêng lĩnh vực phân bón, đơn vị ngoài những hoạt động kiểm tra, xử lý còn đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị doanh nghiệp như Công ty CP Nông nghiệp Tiến Nông Thanh Hoá tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón…

Ông Trần Hữu Dũng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường cho biết: Đối với nạn PBG, PBKCL, đơn vị thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động, sản xuất kinh doanh phân bón.

Riêng 6 tháng đầu năm 2016, Chi cục Quản lý Thị trường Thanh Hoá đã kiểm tra phát hiện, xử lý 1 vụ kinh doanh phân bón giả; 5 vụ kinh doanh phân bón kém chất lượng; tịch thu, tiêu hủy 12.500 kg NPK giả; 1.225 kg phân bón quá hạn sử dụng; buộc tái chế 3.500 kg phân bón NPK kém chất lượng…

Tuy nhiên, trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng vi phạm; địa bàn rộng, lực lượng chức năng còn mỏng… đang là những khó khăn nhất định trong công tác đấu tranh với vấn vạn PBG, PBKCL.

Sơn Đình



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]